Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Tổng hợp các loại bàn thờ phổ biến trong phong tục thờ cúng

Thứ Hai, 30/10/2023
Trần Xuân Bách
Tại Việt Nam, bàn thờ trong mỗi gia đình được đặt tại nơi trang trọng trong nhà. Đặt bàn thờ đúng cách không chỉ giúp gia chủ mang lại nhiều tài lộc và may mắn mà còn tránh được nhiều vận hạn và rủi ro đến với gia đình. 

Để phục vụ tập tục thờ cúng, người Việt cũng sáng tạo ra rất nhiều loại bàn thờ khác nhau. Mỗi loại bàn thờ sẽ có một mục đích thờ cúng và ý nghĩa riêng.

1. Bàn thờ gia tiên 

Bàn thờ gia tiên thể hiện cho sự đầy đủ và trọn vẹn trong mỗi gia đình. Đây như một sợi dây kết nối giữa các thế hệ, kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Bàn thờ gia tiên thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thảo, lòng phụng thờ và sự tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, cội nguồn, gốc rễ.  

Hình ảnh bàn thờ gia tiên dạng bàn thờ chân đứng và sập thờ

Hình ảnh bàn thờ gia tiên dạng bàn thờ chân đứng và sập thờ

Bàn thờ gia tiên thường đặt tại nơi trang nghiêm, cao ráo và sạch sẽ nhất trong gia đình. Trên bàn thờ gia tiên phải có bát hương, bài vị hay di ảnh của người quá cố. Gia chủ nên làm lễ và thắp hương vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng, đồ cúng không thể thiếu hương, hoa, nước... 

>>> CLICK NGAY: Mẫu bàn thờ phổ biến bền đẹp nhất hiện nay tại Lôi Phong

Ý nghĩa bàn thờ gia tiên là nơi con cháu gửi gắm những tâm nguyện và mong ước đến những người đã khuất. Ngoài ra gia chủ có thể cúng lễ hoa quả, đồ  ăn mặn và đồ vàng mã để cầu may mắn, bình an cho gia đình. 

2. Bàn thờ Thần Tài 

Theo quan niệm dân gian xưa, Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, phú quý và vinh hoa. Tuy vậy nhưng để thờ Thần Tài mang lại nhiều may mắn đòi hỏi gia chủ cần thờ cúng một cách trang nghiêm và chu đáo.

Bàn thờ Thần Tài thường thấy ở các gia đình làm kinh doanh

Bàn thờ Thần Tài thường thấy ở các gia đình làm kinh doanh

Bàn thờ Thần Tài nên được đặt dưới nền nhà để chạm âm, không cần đặt tại vị trí cao. Tuy nhiên vẫn cần phải lau chùi bàn thờ sạch sẽ, sáng sủa. Gia chủ cần thường xuyên lau dọn. Ý nghĩa bàn thờ Thần Tài là để thu hút tài lộc, may mắn. 

Vị trí của bàn thờ Thần Tài thường hướng ra cửa, dựa vào tường thể hiện cho sự vững chắc của bàn thờ, cũng như sự chắc chắn trong công việc kinh doanh của gia chủ và gia đình. 

3. Bàn thờ tứ linh 

Bàn thờ tứ linh bao gồm 4 linh vật là Long, Ly, Quy, Phượng mang trong mình 4 yếu tố cấu thành của đất trời là nước, gió, đất, lửa. Ý nghĩa bàn thờ tứ linh trong gia đình là để thể hiện mong muốn một cuộc sống ấm no, dư giả, con cháu trong nhà chung sống hòa thuận và yêu thương nhau. 

Bàn thờ tứ linh thường sử dụng bàn thờ chân đứng để tăng sự uy nghiêm

Bàn thờ tứ linh thường sử dụng bàn thờ chân đứng để tăng sự uy nghiêm

Mẫu bàn thờ tứ linh là biểu tượng linh thiêng và cao quý vì vậy nên vị trí cũng cần đặt ở nơi trang trọng nhất trong gia đình. Nếu bàn thờ tứ linh đặt ở nơi chưa tôn kính không chỉ mất đi tính nghệ thuật của bàn thờ mà còn phạm đến phong thủy khiến gia chủ dễ mất đi bình an và tài lộc. 

Bao gồm linh vật cấu tạo nên đất trời Long, Ly, Quy, Phượng nên bàn thờ tứ linh thể hiện mong muốn công việc, gia đình suôn sẻ, mưa thuận gió hòa, công việc diễn ra thuận lợi. Bàn thờ tứ linh còn giúp gia chủ luôn mang sự bình tĩnh và vững chãi như đất trời. 

4. Bàn thờ thiên 

Ý nghĩa bàn thờ thiên trong tâm linh đặc biệt to lớn vì đây được coi là sự kết nối giữa bầu trời và mặt đất, người âm và người dương. Đặc biệt, bàn thờ thiên còn tượng trưng cho đất trời với mong muốn mưa thuận gió hòa mong muốn điều bình an và may mắn cho gia chủ.

 

Bàn thờ thiên thường sẽ được dựng trước hiên nhà, được lát xi măng hoặc tráng men lót gạch quanh bàn thờ thiên. Nhiều nơi, bàn thờ thiên được đặt trên sân thượng, mỗi tối gia chủ đều khấn nhang cầu nguyện Trời đất và xá bốn phương. 

Theo phong thủy dân gian, người xưa thường chọn vị trí thích hợp rồi mới xét tới phương hướng của bàn thờ thiên. Nên để bàn thờ lộ thiên hoặc bán lộ thiên, có thể linh hoạt để ở sân thượng trên cao để tiện cho việc thờ cúng. 

>>> TIẾT LỘ: Bộ kỷ chén trên bàn thờ có ý nghĩa gì?

5. Bàn thờ tam cấp 

Bàn thờ tam cấp hay còn gọi là bàn thờ ba tầng, là bàn thờ chia làm 3 cấp bậc, như phân chia vai vế trong một gia đình. Bàn thờ tam cấp thường là bàn thờ gia tiên kết hợp với thờ Phật, Thánh. Ý nghĩa bàn thờ tam cấp là sự phân biệt tôn ti trật tự trong thờ cúng.

Bàn thờ tam cấp hiện nay được thiết kế thành nhiều mẫu mã và có thể sử dụng trong gia đình. Khác với trước kia bàn thờ tam cấp chỉ xuất hiện trong các ngôi nhà thờ cổ, nhà thờ họ hay từ đường. 

Bàn thờ tam cấp thường được dùng tại nhà thờ họ

Bàn thờ tam cấp thường được dùng tại nhà thờ họ

 

Bàn thờ tam cấp thể hiện rõ ràng các thứ bậc trong một gia đình :
- Tầng cao nhất là để thờ di ảnh hoặc bài vị của tầng lớp cao nhất trong gia đình như Cụ tổ dòng họ
- Tầng tiếp theo là để thờ cúng ông bà đã mất trong gia đình
-  Tầng cuối cùng có diện tích rộng nhất để bày bát hương, hoa quả hay đồ cúng lễ, vật phẩm thờ cúng khác 

Bàn thờ tam cấp không chỉ là có mang màu sắc tâm linh, uy nghi mà còn có diện tích khá đồ sộ. Vậy nên bàn thờ tam cấp phù hợp với gia đình có không gian thờ cúng riêng tránh gây ồn ào mất đi sự thanh tịnh và tránh chiếm nhiều diện tích của không gian sinh hoạt.

Với những thông tin trên, Đồ thờ Lôi Phong hy vọng quý khách đã hiểu rõ về ý nghĩa một số loại bàn thờ phổ biến ở nước ta hiện nay. Để tham khảo thêm về các loại bàn thờ và đồ thờ cúng, mời quý khách truy cập trang web https://loiphong.vn/.

Đồ thờ Lôi Phong là đơn vị chuyên cung cấp các loại bàn thờ với đa dạng mẫu mã. Đi kèm với đó là dịch vụ tư vấn lắp đặt bàn thờ chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tối đa để hoàn thiện không gian thờ cúng chuẩn phong thủy, đảm bảo thẩm mỹ cho căn hộ của gia đình.

Danh mục
Chat messenger