Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Thập Nhị Nhân Duyên

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Thập Nhị Nhân Duyên chính là mười hai nhân duyên căn bản và là một giáo lý mang tính đặc thù của nhân sinh quan trong Phật Giáo. Nó được phổ cập ở hầu hết các kinh điển. Dưới đây hãy cùng với Lôi Phong nhận thức thật rõ ràng về học xuất này để nắm rõ nhất về nghiệp, nhân quả, kiếp luân hồi và tái sinh nhé.

1. Thập Nhị Nhân Duyên được hiểu là như thế nào?

Thập Nhị Nhân Duyên chính là một giáo lý mang tính chất đặc thù và cốt lõi của nhân sinh trong Phật Giáo. Đây chính là 12 nhân duyên căn bản nhất được sinh ra ở hết thảy các loài hữu tình và vạn pháp bao gồm vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử…

Thập Nhị Nhân Duyên sẽ có mối liên hệ chặt chẽ và tương quan với nhau khi nhân duyên này vừa làm quả cho nhân duyên trước vừa làm nhân cho quả sau. Chúng là sự sanh khởi và nối tiếp nhau không ngừng và xuất hiện trong vòng sinh tử của kiếp luân hồi.

Thập Nhị Nhân Duyên cũng chính là một phép tu hành của Duyên Giác Thức. Đối với phép tu hành này phổ biến nhất là quan sát về mọi sự vât cho tới luân hồi và chúng đều khởi phát bởi nhân duyên. Khi nhân duyên hội họp cùng nhau sẽ được gọi là sanh, nếu nhân duyên không gắn kết nữa mà tan rã sẽ gọi là diệt.

Trước khi Phật giáo ra đời đã có rất nhiều các vị tu hành giác ngộ về đạo lý nhân duyên và vượt ra được kiếp luân hồi và gọi là Độc giác. Những vị Độc giác này sẽ quán tất cả các sự vật, dù sống hay chết, dù là thân hay cảnh đều sẽ do những duyên tụ hội lại với nhau mà tạo thành như có, chứ bản chất không phải là có thật.

Theo luân hồi, mười hai nhân duyên chính là một dây chuyền xuất hiện liên tục từ khâu này cho tới khâu khác, ở đời này qua đời khác. Đây chính là vô minh duyên ra hành và hành duyên ra thức, thức sẽ duyên và ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập sẽ duyên ra xúc, xúc sẻ duyên ra thọ, thọ nhân duyên ra ái, ái nhân duyên ra thủ, thủ nhân duyên ra hữu, hữu nhân duyên ra sanh và sanh nhân  duyên ra lão tử.

Thập Nhị Nhân Duyên là giáo lý đặc thù của Phật Giáo

Thập Nhị Nhân Duyên là giáo lý đặc thù của Phật Giáo

2. “Nhân Duyên” trong Thập Nhị Nhân Duyên có ý nghĩa gì?

Tại sao được gọi là Nhân Duyên chắc chắn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Nhân ở đây sẽ hiểu là nguyên nhân, ý chỉ sự vật chính là nhân và trực tiếp sinh ra những vật khá. Duyên được hiểu là sự trợ duyên, ý chỉ những vật có tánh cách sẽ trợ giúp theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp để cho những vật khách có thể được hình thành.

Nhân Duyên được hiểu đó là các vật làm nhân cho chính bản thân nó và cũng là trợ duyên cho những vật ở xung quanh nó. Ngoài ra “Nhân Duyên” ở đây còn được hiểu đó là các vật đều được xem là nhân và các nhân đó có duyên với nhau để giúp hình thành nên được những vật khác nên trong kinh có chép rằng “ Chư Pháp Trùng Trùng Duyên Khởi”.

Nhân duyên được hiểu đó là việc các vật làm nhân cho bản thân và trợ duyên cho vật xung quanh

Nhân duyên được hiểu đó là việc các vật làm nhân cho bản thân và trợ duyên cho vật xung quanh

>>> Tìm hiểu thêm: Duyên âm là gì? Có những loại duyên âm nào

3. Nội dung và ý nghĩa của Thập Nhị Nhân Duyên

Trong Thập Nhị Nhân Duyên sẽ được chia thành 3 nhóm quá khứ, hiện tại và vị lai. Trong đó Vô Minh, Hành thuộc nhóm quá khứ, Thứ, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu thuộc nhóm hiện tại và Sinh, Lão Tử thuộc nhóm vị lai. Nội dung và ý nghĩa của từng nhân duyên cụ thể như sau.

3.1. Vô minh

Vô minh sẽ có ý nghĩa chỉ sự không sáng suốt, không nhanh nhẹn, mề mẩn, si mê… Đồng thời vô minh còn được dùng để chỉ về sự phiền não như tham sân si. Theo như Phật dạy, vô minh chính là việc không nhận thức được về sự có mặt của khổ sở và không nắm được những nguyên nhân đã gây ra đau khổ hay không biết được hạnh phúc khi chấm dứt những nguyên nhân đau khổ và đặc biệt không nhận thức được về con đường để chấm dứt các nguyên nhân gây đau khổ.

Chính vì sự vô minh nên sẽ không nhận biết được về sự vật, dầu cảnh, dầu sinh, dầu thân, dầu kiệt, dầu sở, dầu không, dầu có… đều xuất hiện do nhân duyên hội họp mà giả dối đã sinh ra. Khi nhân duyên bị tan rã thì giả dối cũng sẽ mất đi.

Cũng do vô minh mà chúng sanh sẽ sống trong sự ảo tưởng, sự sai lầm. Họ cho rằng những cái sai lầm đó là đúng và lấy cái giả để làm cái thật và họ không thể nhận ra được mình đang sống trong vô mình.

Vô minh ý muốn chỉ sự si mê, lạc lối, không sáng suốt và nhanh nhẹn

Vô minh ý muốn chỉ sự si mê, lạc lối, không sáng suốt và nhanh nhẹn

>>> XEM NGAY:  Nhân duyên là gì? ý nghĩa của nhân duyên

3.2. Hành

Hành được sanh khởi cũng từ vô minh và nó mang nhiều nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Trong Thập Nhị Nhân Duyên, Hành sẽ sẽ xoay quanh ý nghĩa là sự cố ý, chủ ý tạo tác các nghiệp thiện, bất thiện rồi lại tái sanh ở 3 giới và 4 loài.

Bên cạnh đó những tư tưởng, lời nói cũng như việc làm của mỗi người cũng sẽ được xem là hành và được gọi là thân hành, khẩu hành hay ý hành… Những lời nói, tư tưởng và việc làm đó sẽ được dẫn dắt từ tư tác, có tạo nghiệp, dù thiện ác hay là bất động mọi thứ đều sẽ bị chi phối bởi hành.

Hành được sanh khởi từ vô minh và có ý nghĩa là hành động trong tư tưởng, lời nói và việc làm

Hành được sanh khởi từ vô minh và có ý nghĩa là hành động trong tư tưởng, lời nói và việc làm

3.3. Thức

Thức trong Thập Nhị Nhân Duyên được hiểu đơn giản đó chính là ý thức và sự hiểu biết, biểu hiện và nhận thức. Nó sẽ được hình thành bởi sự phát triển nội tại dựa trên quy trình của Nghiệp thức bởi các nhân tố có tính quyết định đó chính là Chúng Tử Thức A Đà Na.

Thứ ý chỉ về mặt tinh thần. Kh thân, khẩu, ý tạo tác nghiệp là ác hay lành thì khi chết đi những nghiệp đó sẽ dẫn dắt thần thức đi lãnh thọ quả báo là vui sướng hay khổ đau cho đời sau.

3.4. Danh sắc

Khi mà chúng sinh chết đi thì thân và tâm hay còn gọi là danh và sắc sẽ phải bỏ lại và không được mang theo bất cứ một cái gì. Phần tinh thần hay còn gọi là danh chỉ có tên kêu gọi và không có hình sắc. Còn đối với phần thể chất sẽ có hình sắc nên được gọi là sắc.

Danh sắc được hình thành theo phần tinh thần và phần hình sắc

Danh sắc được hình thành theo phần tinh thần và phần hình sắc

3.5. Lục nhập

Lục nhập bao gồm các nhãn, nhĩ, tỷ, thiện, thân, ý xứ được tiếp xúc cùng với sắc, thanh, cùng hương, vị, xúc và pháp. Với sự gặp gỡ giao hoà giữa lục căn so với lục trần thì sẽ được gọi là lục nhập.

3.6. Xúc

Xúc có nghĩa là sự tiếp xúc, va chạm và nó là một tâm sở biến hành được tạo nên bởi lục nhập. Phạm vi của nhân duyên này chính là sự tương tác giữa căn với trần và có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thể với đối tượng.


3.7. Thọ

Thọ đó là cảm thọ hay nhận lãnh sẽ gồm có lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ. Thọ sẽ được phát sinh dựa trên sự tiếp xúc, va chạm. Từ đó hình thành nên những cảm giác dễ chịu, khó chịu hay là cảm giác trung tính. Theo như lời Phật dạy sẽ có 6 loại thọ bao gồm Thọ được phát sinh bởi nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.

3.8. Ái

Ái có ý nghĩa đó là sự thèm khát, sự ham muốn và vương vấn về sắc, thanh, vị, xúc, hương và pháp. Những sự thèm khát một cách tột độ sẽ nảy sinh ra sự khổ đau. Theo Phật dạy ái sẽ hướng tới một đời sống khác khiến chúng sinh đi tìm hỷ và tham. Đối với các lạc thọ hay hỷ thọ sẽ ưa, đối với các khổ thọ và ưu thọ là ghét. Khi có sự ưa ghét thì tâm sẽ bắn bó với thân cảnh lớn hơn.

Ái ý chỉ về sự thèm khát, ham muốn và vương vấn

Ái ý chỉ về sự thèm khát, ham muốn và vương vấn

3.9. Thủ

Thủ chính là nhân duyên hình thành do ái. Bởi chính lòng tham ái và sự vương vấn đã khiến cho chúng sinh mắc kẹt và được miêu tả dựa theo nhiều phương diện khác nhau. Trong Phật giáo có 4 loại thủ chấp bao gồm dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ, Đối với 4 loại này sẽ được gọi chung là chấp thủ.

Thủ được nhân duyên hình thành bởi ái và được miêu tả theo nhiều phương diện khác nhau

Thủ được nhân duyên hình thành bởi ái và được miêu tả theo nhiều phương diện khác nhau

3.10. Hữu

Hữu được hữu chính là sự hiện hữu và được sinh ra từ sự mắc kẹt. Chính vì có sự mắc kẹt vào dục, giới câm, ngã và kiến nên mới hình thành nên sanh tử luôn hồi. Hữu sẽ là sự hiện hữu của tam giới bao gồm có dục giới, sắc giới cùng vô sắc giới.

Hữu là sự hiện hữu được sinh ra bởi sự mắc kẹt

Hữu là sự hiện hữu được sinh ra bởi sự mắc kẹt

3.11. Sinh

Sinh đó là chính là sinh ra. Bởi các ái, thủ, hữu đã làm nhân hiện tại hình thành nên các nghiệp. Do vậy qua kiếp sau sẽ phải sinh ra để có thể nhận thọ quả báo.

3.12. Lão tử

Lão từ là già và chết đi. Một khi chúng sinh được sinh ra đời chắc chắn sẽ chịu những khổ đau, già yếu, bệnh tật. Thập Nhị Nhân Duyên lão tử vừa làm quả cho nhân trước nó và vừa làm nhân cho quả ở sau và nó có sự nối tiếp bất tận để giúp chúng sinh muôn kiếp ở trong vòng sanh tử luân hồi.

Lão tử ý muốn chỉ là già và chết đi

Lão tử ý muốn chỉ là già và chết đi

4. Lưu ý khi tu tập Thập Nhị Nhân Duyên

Để tu tập Thập Nhị Nhân Duyên mỗi người cần phải biết cách không tạo nhân hiện tại đó là Ái, Thủ, Hữu bởi nó chính là Vô Minh trong quá khứ. Khi mà các Ái, Thủ, Hữu hiện tại sẽ không còn thì chúng ta cũng chẳng còn có thể tái sanh trong đời sau. Vì thế các phật tử cần phải có sự quyết tâm khi tu tập như sau:

● Cần phải ghi nhớ kỹ và thực hành về châm ngôn Bi Trí Dũng và 5 điều luật trọng gia đình Phật tử.

● Phát nguyện trai kỳ bằng việc ăn chay để giúp cho mỗi người trưởng dưỡng thân tâm.

● Biết cách thọ trì ngũ giới triệt để nhất để giúp chúng ta có thể đoạn trì được tham ái.

Trên đây là những thông tin liên quan tới Thập Nhị Nhân Duyên mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu thật rõ nhất về 12 nhân duyên này và có thể tu tập dược hiệu quả nhất.

Danh mục
Chat messenger