Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Văn khấn rằm tháng Giêng

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

“Cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” là câu nói ám chỉ tầm quan trọng của việc cúng rằm tháng Giêng. Rằm tháng Giêng là một dịp đặc biệt trong năm, ở nhiều nơi người ta còn coi rằm tháng Giêng là cái “Tết muộn” nên chuẩn bị nghi lễ đầy đủ, không thua kém gì so với Tết Nguyên Đán. Vậy, rằm tháng Giêng là ngày nào? Văn khấn rằng tháng Giêng như thế nào? Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

1. Rằm tháng Giêng là ngày nào? Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, được coi là ngày lễ quan trọng trong năm của các quốc gia ăn Tết theo Âm lịch. Theo truyền thống gọi là lễ Thượng Nguyên bắt đầu từ đêm 14 và ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Rằm tháng Giêng là ngày nào?

Rằm tháng Giêng là ngày nào?

Theo phong tục của người Việt, sau Tết Nguyên Đán, dư âm của tết và việc đón chào năm mới còn nhiều, người dân tổ chức tết Thượng Nguyên như một hình thức ăn tết lại. Ngoài ra, tết Nguyên Tiêu còn là ngày vía Phật, tất cả những may mắn của năm mới đều ở lại ngày ngày. Đây còn là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, ngày rằm đầu tiên của gia tiên trong năm mới.

Chính vì thế, trong ngày rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch) các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm để cúng và đọc bài văn khấn rằm tháng Giêng để bày tỏ lòng thành, nhớ về công đức của các bậc sinh thành. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu bình an, may mắn. Người ta luôn tin rằng “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Để mọi việc được “đầu xuôi đuôi lọt” mâm lễ cúng Tết Nguyên Tiêu và văn khấn rằm tháng Giêng nên được chuẩn bị một cách cẩn thận, chu toàn.

Vào các ngày này các gia đình thường làm mâm cơm cúng rằm tháng Giêng.

2. Cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

2.1. Dọn dẹp bàn thờ

Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình sẽ lau dọn bàn thờ. Trong quá trình lau dọn không được xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp hương khấn xin tổ tiên. Khi lau dọn phải thật cẩn thận, không được làm đổ vỡ đồ thờ hoặc vật phẩm trên ban thờ.

2.2. Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng

Tùy vào phong tục tập quán của từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của gia đình mà mâm cúng rằm tháng Giêng sẽ có sự khác nhau. Trước đây, vào đúng đêm cúng rằm tháng Giêng âm lịch, mọi nhà đều sẽ treo đèn, kết hoa, ngâm thơ và thực hiện nghi thức cúng rằm. Đây là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc.

Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng

Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng

Đến nay, dù không quá cầu kỳ nhưng mâm cúng rằm tháng Giêng hầu hết sẽ không thể thiếu:

● Hương: Các loại hương đốt có hương thơm

● Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng)

● Trà: Nước trả tỏa hương của 6 vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt - 6 vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

● Quả: Số lượng tùy ý, không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,...Nên cúng quả đã chín vì có hương vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị.

● Thực: Bánh chưng, xôi hoặc một bát cơm, mâm cơm chay, bánh kẹo,...

● Vàng mã, đèn nến, trầu cau,...

Đặc biệt, trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi nước trong ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc trong năm đều được hanh thông, thuận lợi. Mâm cỗ cúng Phật là phải có đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết là mâm cao cỗ đầy, sang trọng, hào nhoáng mà quan trọng nhất là sự thành tâm, lòng thành kính và trang nghiêm khi thực hiện lễ cúng. Tùy theo phong tục, điều kiện kinh tế gia đình mà bạn chuẩn bị lễ cúng phù hợp.

2.3. Cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào?

Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng được thực hiện vào giờ Ngọ (tức là từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Hiện nay, phần lớn các gia đình vẫn cúng vào các ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện kinh tế.

3. Văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất

3.1. Văn khấn Rằm tháng Giêng ngoài trời

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……

Ngụ tại: …….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. 4 mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, gia chủ vái 3 vái.


3.2. Văn khấn gia tiên Rằm tháng Giêng

Văn khấn gia tiên Rằm tháng Giêng

Văn khấn gia tiên Rằm tháng Giêng

Chi tiết bài văn khấn Rằm tháng Giêng gia tiên để các bạn tham khảo

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm .......

Tín chủ (chúng) con là:….ngụ tại:…

Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương thiên tử tinh quân; Nam Tào, Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương, Văn Khúc tinh quân; Nhị thập bát tú, Ngũ hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời xán lạn chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc, lòng thành có dư. Mệnh vị an cư, thân cung khang thái.

Phục duy cẩn cáo!

3.3. Văn khấn ngày Rằm tháng Giêng Thổ công

Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày… tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần - 3 lạy).

4. Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm nên bạn cần phải lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng, không được sai sót. Không được cúng rằm tháng Giêng bằng hoa giả, trái cây giả, đầu lợn, món chay giả mặn.

Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Bên cạnh đó, trong ngày rằm tháng Giêng, người ta còn kiêng kỵ:

● Để thùng gạo trong nhà lộ đáy: Người xưa cho rằng nếu đầu năm mà thùng gạo trong nhà bị trống thì cả năm sẽ đói kém.

● Kiêng câu cá: Dân gian quan niệm rằng câu cá vào ngày trăng tròn sẽ mang tới vận đen, cần tránh.

● Kiêng nói tục, chửi bậy: Nếu ngày rằm mà nói tục, chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi

● Không sát sinh

● Không đến nơi có nhiều âm khí, kiêng đổ vỡ đồ đạc

● …

Với các thông tin trên đây về văn khấn rằm tháng Giêng, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý bạn đọc hãy comment phía dưới, loiphong.vn sẽ giải đáp bạn nhanh chóng, miễn phí 100%.

Danh mục
Chat messenger