Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Trần Thái Tông

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của thời nhà Trần, đây được xem như người đã khai sáng lên triều Trần. Ông đã đóng góp những công lao to lớn của mình và mang tới niềm tự hào cho toàn dân tộc và được ghi lưu danh trong sử sách cho tới tận bây giờ. Để tìm hiểu thông tin chi tiết nhất về vị vua này hãy cùng với Lôi Phong khám phá ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu khái quát Trần Thái Tông là ai?

Trần Thái Tông còn có tên thật là Trần Bồ sau đó đổi là Trần Cảnh, là con trai thứ của Trần Thừa. Ông sinh năm Mậu Dần niên hiệu là Kiến Gia thứ tám của thời Lý, tức năm 1218. Ông chính là một vị hoàng đế đầu tiên của thời nhà Trần theo như ghi chép của lịch sử Đại Việt. Đồng thời đây cũng là một vị anh hùng đã dũng cảm cứu nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất vào năm 1258.

Trần Thái Tông sinh ra ở ngôi làng Tức Mặc, đến nay thuộc vào thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Nam Định. Trước khi lên ngôi vua hoàng đế, ông đã từng là một nhà triết gia và thi gia vô cùng lỗi lạc. Ông nổi tiếng là một trong những vị vua có lòng khoan dung, đức độ. Sau khi nhường ngôi ông vẫn làm thái thượng hoàng cho tới tận lúc qua đời.

Trần Thái Tông là mộ vị hoàng đế đầu tiên của thời nhà Trần đã được lịch sử Đại Việt ghi chép lại

Trần Thái Tông là mộ vị hoàng đế đầu tiên của thời nhà Trần đã được lịch sử Đại Việt ghi chép lại

2. Tìm hiểu về cuộc đời của Trần Thái Tông

Trần Thái Tông sinh ra vào thời nhà Lý đang trong giai đoạn kỳ suy vi. Vào năm 1225 khi mới 7 tuổi ông đã lấy Lý Chiêu Hoàng nhờ vào sự sắp đặt của người chú là Trần Thủ Độ và đã được nhường ngôi vua. Lý Chiêu Hoàng và ông kết hôn với nhau đã 12 năm mà vẫn chưa có con, trong khi đó thời nhà Trần cần phải có hoàng tử. Chính vì vậy thái sư là Trần Thủ Độ đã ép nhà vua Trần Thái Tông bỏ Chiêu Hoàng giáng xuống làm công chúa, đem chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên đang làm vợ của Trần Liễu, anh trai của vua Thái Tông đang có thai vào cung lập làm hoàng hậu.

Trần Thái Tông khi mới 7 tuổi đã lấy Lý Chiêu Hoàng làm vợ và được nhường ngôi vua

Trần Thái Tông khi mới 7 tuổi đã lấy Lý Chiêu Hoàng làm vợ và được nhường ngôi vua

Lúc này Trần Liễu rất tức giận đã kéo quân vào làm loạn trong triều. Vua Thái Tông lúc này bèn chốn lên chùa Phù Vân ở Yên Tử, Quảng Ninh. Khi đó Trần Thủ Độ có đem quân đến để đón nhà vua về nhưng ông đã từ chối và nói rằng “Trẫm vẫn còn nhỏ dại nên không kham nổi được công việc to lớn, vì thế các quan nên lựa chọn người khác để khỏi ngục xã tắc.” Vì thuyết phục mãi mà Thái Tông vẫn không đổi ý nên Trần Thủ Độ đã nói với các quan rằng hoàng thượng ở đâu thì triều đình ở đó và đã truyền lệnh xây dựng ngay cung điện tại chùa Phù Vân.

Vị quốc sư tại chùa lúc này phải van lạy và khuyên giải hết lời thì ông mới chịu quay về. Trần Thái Tông là một người có tấm lòng nhân hậu, từ bi nên suốt quá trình trị vì ông đã cảm hoá được tất cả anh em và con cháu để họ không nảy sinh lòng thù hận. Một số sử sách đã ghi chép lại, Trần Thái Tông đã dùng thân mình để che gươm cứu được Trần Liễu tránh bị Trần Thủ Độ chém bởi tội phản nghịch. Đồng thời ông còn ban ruộng đất để lập nên các thái ấp và phong Trần Liễu làm An Sinh Vương.

Ông là một người có tấm lòng nhân hậu, tư bi nên trong suốt quá trình trị vì đã cảm hoá được anh em con cháu

Ông là một người có tấm lòng nhân hậu, tư bi nên trong suốt quá trình trị vì đã cảm hoá được anh em con cháu

Trần Thái Tông cũng là người đã khuyên bảo và cảm phục được con trai của Trần Liễu là Trần Quốc Tuấn dẹp bỏ đi hết thù riêng mà hết lòng với nhà vua chống giặc. Chắc hẳn bởi tấm lòng cao cả này mà ông đã có rất nhiều người con trở thành những người tướng tài giỏi ghi danh trong lịch sử Đại Việt.

Trong suốt 33 năm làm vua, từ năm 1225 tới năm 1258, ông đã 3 lần thay đổi niên hiệu của mình đó Kiến Trung vào năm 1225 - 1231, Thiên Ứng Chính Bình vào năm 1232 - 1250 và Nguyên Phong vào năm 1251 - 1258. Quá trình trị vì Trần Thái Tông đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại giặc xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất.

3. Trần Thái Tông và những câu chuyện ly kỳ xảy ra xung quanh ông

Cuộc đời của vua Trần Thái Tông cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Dưới đây là một số câu chuyện ly kỳ xảy ra xung quanh ông mà chúng tôi muốn chia sẻ để các bạn tham khảo.

Cuộc đời Trần Thái Tông ẩn chứa rất nhiều điều ly kỳ và thú vị

Cuộc đời Trần Thái Tông ẩn chứa rất nhiều điều ly kỳ và thú vị

3.1. Trần Thái Tông suýt bỏ mạng tại nơi đất khách quê người

Mặc dù được ca tụng là một vị vua minh vương, trị vì đất nước tốt nhưng có những lúc nhà vua vẫn có các suy nghĩ chưa chín chắn và có lần còn suýt làm hại tới thân mình. Đó là câu chuyện đã xảy ra vào tháng 10 năm Tân Sửu ( 1241 ). Khi đó người Thổ, Mán ở bên kia của biên giới phía Bắc của nhà Tống đã tiến công sang cướp vùng ven của nước ta. Nhà vua lúc này đã lệnh cho viên Đốc tướng có tên là Phạm Kính Ân mang quên để đi dẹp loạn chúng.

Bấy giờ nhà vua lại thân hành cầm quân để đi đánh những trại Vĩnh An giáp với Móng Cái và Vĩnh Bình giáp với Lạng Sơn của quân nhà Tống theo đường bộ. Khi đó nhà vua lệnh bỏ thuyền lớn ở đất người và chỉ di chuyển bằng thuyền nhỏ Kim Phụng, Nguyệt Quang và Nhật Quang.

Người châu ấy không biết Trần Thái Tông là vua nên họ đều bỏ chạy. Mãi tới sau mới biết đây là vua nên mới chăng xích sắt ở giữa sông để chặn đường thuỷ. Lúc trở về nhà vua đã sai nhổ lấy vài chục cái neo để có thể mang theo về.

Chỉ vì tính toán chưa kỹ càng mà Trần Thái Tông có lần suýt bỏ mạng ở nơi đất khách quê người

Chỉ vì tính toán chưa kỹ càng mà Trần Thái Tông có lần suýt bỏ mạng ở nơi đất khách quê người

3.2. Vua Trần Thái Tông có thể bói được ngày chết của mình

Trần Thái Tông là một nhà vua đầu tiên của thời nhà Trần. Mặc dù xuất thân trong một gia đình ngư phủ nhưng cũng đã làm vua trăm họ và mở nghiệp nhà Trần. Đông thời ông cũng là người mộ đạo Phật nên khi tuổi càng cao thì khả năng phán đoán và xem xét lại càng sâu hơn.

Ông lúc này cũng từng có những sự chiêm đoán vô cùng chính xác về những vấn đề xảy ra liên quan tới bản thân của mình, đặc biệt nhất là ngày cuối cùng của ông ở dương thế. Câu chuyện này cũng đã được Đại Việt sử ký tiền biên thuật lại một cách vô cùng chi tiết.

Bản thân của Thái Thượng Hoàng có những chiêm đoán chính xác về những điều xảy ra xung quanh mình

Bản thân của Thái Thượng Hoàng có những chiêm đoán chính xác về những điều xảy ra xung quanh mình

Khi đã lên làm Thái Thượng hoàng, Trần Cảnh được đi thăm thú ở rất nhiều nơi. Vào một lần đang trên đường tới ngự đường ông chợt nhìn thấy có 1 con rết bò vào áo ngự, vì sợ quá đã lấy tay phủi nó đi. Lúc này con rết đã rơi xuống đất và có phát ra tiếng kêu, khi ông ngoảnh đầu nhìn lại thì đây lại là chiếc đinh sắt. Trần Thái Tông mới thử bói và biết được sẽ có điềm xảy ra vào năm Đinh.

Vào một lần khác, Thái Thượng Hoàng đã ngỏ ý bảo Minh Tự Nguyễn Mặc Lão chiêm đoán xem mình gặp phải điềm lành hay dữ. Khi đó Mặc Lão đã dùng phép chiêm đoán và có nhìn thấy cái hòm vuông với 4 mặt được khắc chữ Nguyệt và có cái kim, cái lược ở trên. Mặc Lão cho rằng đây chính là quan tài, 4 mặt có chữ Nguyệt tức là tháng tư, nguyệt là mệnh âm. Còn cây kim trên hòm có thể tương ứng với chiếc đòn xóc dùng để khiêng quan tài.

Đồng thời chữ sơ còn có nghĩa là cái lược, đồng nghĩa với sơ là xa, có nghĩa là xa rời cõi sống. Cùng khi đó ông xem múa rối có tiết mục luôn nói câu cửa miệng đó là Chóng đến ngày mùng Một thay phiên. Khi đó Thái Thượng Hoàng lại chiêm đoán rằng ngày mùng 1 ông sẽ chết.

Về sau đó nghiệm chứng lại lời chiêm đoán của Thượng Hoàng rất đúng. Quà thật rơi vào ngày một tháng tư năm Đinh Sửu ông đã băng hà tại cung Vạn Thọ. Đây được xem như một sự ra đi mà có điềm báo trước đó.

Ông có thể chiêm đoán được ngày mất của mình và đã được nghiệm chứng lại hoàn toàn đúng

Ông có thể chiêm đoán được ngày mất của mình và đã được nghiệm chứng lại hoàn toàn đúng

4. Lăng mộ của vua Trần Thái Tông ở Đâu?

Theo như sử sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Thái tổ Trần Thừa cùng với các vị vua là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đã được an táng tại phủ Long Hưng thuộc xã Tiến Đức, của huyện Hưng Hà,  tỉnh Thái Bình. Trần Thái Tông chính là vị vua mở đầu của Triều Trần, đây là một trong những triều đại rất huy hoàng trong lịch sử của Việt Nam. Mặc dù chưa có công lao to lớn và nổi bật như những vị vua khác tại triều Trần nhưng ông đã trở thành vị vua có công lớn trong việc khai phá và đặt ra nền móng phát triển vững chắc cho thời nhà Trần trong suốt 175 năm tồn tại.

Để ghi nhớ lại công ơn của nhà vua này sau khi mất dân chúng đã đúc bức tượng của ông và thờ phụng tại đền Trần Thái Bình, đền Trần Nam Định, đền Thái Vị Ninh Bình và hằng năm vẫn làm giỗ đầy đủ. Ngày nay, nhiều tuyến đường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nam Định, Thái Bình cũng đã được đặt theo tên của ông.

Tượng của ông được thờ tại đền Trần Nam Định và được người dân thờ cúng, làm giỗ hàng năm

Tượng của ông được thờ tại đền Trần Nam Định và được người dân thờ cúng, làm giỗ hàng năm

Với chia sẻ trên hy vọng đã giúp cho các bạn hiểu được vua Trần Thái Tông là ai để có thể ghi nhớ lại được những công lao to lớn của ông trong công cuộc xây dựng đất nước thời bấy giờ. Để có thể cập nhật những thông tin mới nhất về các vị anh hùng lịch sử dân tộc Việt Nam đừng quên theo dõi Lôi Phong ngay hôm nay nhé. Tại đây sẽ có rất nhiều điều thú vị cho bạn tham khảo.

Danh mục
Chat messenger