Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Thích Trí Quang

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Hòa thượng Thích Trí Quang được coi là “linh hồn của Phật giáo Việt Nam”, là người kiên trì nhất trong nỗ lực xiển dương Phật giáo với tư cách là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc. Những hoạt động tôn giáo của ông đều là đề tài được dư luận quan tâm. Chi tiết sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của loiphong.vn

1. Thích Trí Quang là ai? Tiểu sử về Hòa thượng Thích Trí Quang

Thích Trí Quang sinh năm 1923, thế danh Phạm Quang, quê tại làng Diêm Điền, tổng Long Đại, phủ Quảng Ninh (nay là phường Ninh Đông, thành phố Đồng Hới). Là người con thứ 4 trong gia đình có 6 anh chị em. Thân phụ ngài pháp danh là Hồng Nhật, thân mẫu pháp danh là Hồng Trí.

Thích Trí Quang là ai? Tiểu sử về Hòa thượng Thích Trí Quang

Thích Trí Quang là ai? Tiểu sử về Hòa thượng Thích Trí Quang

Thích Trí Quang xuất gia năm 13 tuổi (1936) với đại sư Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh, sau đó vào kinh đô Phú Xuyên tu học và gắn bó với Phật pháp cố đô. Tên tuổi của ngài cũng gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại cũng như lịch sử đấu tranh và thống nhất đất nước.

Từ khi xuất gia cho đến khi viên tịch, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã nỗ lực không ngừng trong công cuộc xiễn dương đạo pháp. Cuộc đời của ngài là tấm gương sáng về đạo hạnh; sự nghiệp hoằng hóa của ngài xứng đáng là tấm gương để Tăng ni, Phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của Hòa thượng Thích Trí Quang không còn nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của ngài vẫn sẽ là “ngọn đuốc” soi đường cho các thế hệ Tăng ni, Phật tử.

2. Cuộc đời của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang

2.1. Xuất gia tu học

Năm 1938, ông xuất gia với Đại sư Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh, tỉnh Quảng Bình, thuộc dòng Thiền Lâm Tế Thiên Đồng Đạo Mân.

Từ năm 1939 - 1944, Thích Trí Quang được Bổn sư cho theo học tại trường An Nam Phật học do Hội An Nam Phật học thành lập năm 1932 tại Huế được Đại sư Giác Tiên làm giám đốc và Đại sư Trí Độ làm đốc giáo. Phật Học Đường có học trình 10 năm gồm 3 năm sơ đẳng, 3 năm trung đẳng, 2 năm cao đẳng và 2 năm siêu đẳng. Trong kỳ thi tốt nghiệp năm 1944, Thích Trí Quang là người có điểm số cao nhất.

Xuất gia tu học

Xuất gia tu học

2.2. Thời kỳ hành đạo

Sau kỳ thi năm 1944, Phật Học Viện tổ chức lễ phát nguyện cho Sa - di giới do Đại sư Đắc Quang chứng minh, Đại sư Trí Độ cho mỗi vị một pháp hiệu với chữ Trí đứng đầu. Đạo hiệu Trí Quang của ngài có từ đó. Mùa hè năm đó, Đại sư Hồng Tuyê ban cho ngài pháp tự là Trí Hải và cử ngài làm trụ trì chùa Phổ Minh.

Năm 1946, Đại sư Hồng Tuyên tổ chức truyền thọ Tỳ kheo giới và truyền giới cho ngài với pháp hiệu là Thiền Minh. Cùng năm, ngài bắt tay vào việc soạn thảo đề án thống nhất Phật giáo Việt Nam. Mùa hè năm 1946, Đại sư Trí Độ và thầy Thích Trí Quang được mời ra Hà Nội để thành lập Phật Học Viện tại chùa Quán Sứ. Phật Học Viện ở chùa Quán Sứ khá quy mô, mới mở hơn một tháng đã khai giải 2 lớp chính nhưng phải đóng cửa vì chiến tranh. Cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến chống Pháp, thầy Thích Trí Quang trở về Quảng Bình.

Năm 1948, Thích Trí Quang vào Huế giảng dạy tại Phật Học Đường Quốc Báo.

Năm 1949, lần đầu tiên có quyết định Tăng sĩ được đảm nhận chức vụ Tổng Trị sự Hội Phật Học. Hòa thượng Thích Đôn Hậu làm hội trưởng còn thầy được cử làm hội phó.

Năm 1950, Liên minh Hữu nghị Phật tử Thế giới được thành lập tại Tích Lan. Nhân sự kiện nay, thầy Trí Quang đã đề nghị thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam để hoạt động song hành cùng với Liên minh. Tổng Hội Phật giáo Việt Nam được tạm thời thành lập, suy cử Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tổng hội chủ lâm thời và Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Trưởng ban tổ chức. Đại hội thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức vào ngày lễ Phật Đản năm sau (1951).

Năm 1952, thầy Thích Trí Quang đến Tokyo - Nhật Bản để tham dự Đại hội kỳ 2 của Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới.

Năm 1953, Tổng Hội được chính quyền thừa nhận. Đúng 10 năm sau, chính Tổng Hội này đã lãnh đạo thành công cuộc chống kỳ thị Phật giáo năm 1963.

Giai đoạn năm 1954, khi đất nước chia 2 miền Bắc - Nam, Hòa thượng Thích Trí Quang viết trong tự truyện: “Đây là thời điểm mà tổ quốc phân chia Nam Bắc. Tôi nghĩ tôi nên đứng ở cương vị thuần túy Phật giáo không nên có ý kiến về việc đời quan trọng. Chỉ đánh dấu tâm tư bằng dấu ẩn mà thôi”

Năm 1955, Hòa thượng nhận chức vụ Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật học, vận động đổi tên Phật học thành Phật giáo, đưa Tổng Hội Phật giáo Việt Nam đặt trụ sở ở Sài Gòn. Sau đó, thầy Trí Quang nghỉ việc.

Từ năm 1956 - 1960, thầy Thích Trí Quang tu hành tại Huế.

Đến năm 1963, thầy nhận lại chức vụ Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật học. Với chức vụ này, trong lễ Phật Đản năm ấy ngài đã phát động, chung sức lãnh đạo đấu tranh đòi công bằng xã hội và bình đẳng tôn giáo vốn bị chế độ Ngô Đình Diệm áp đặt để tàn phá Phật giáo.

Hòa thượng Thích Trí Quang trong phong trào Phật giáo 1963

Hòa thượng Thích Trí Quang trong phong trào Phật giáo 1963

Hòa thượng Thích Trí Quang là một trong những vị Tăng sĩ nòng cốt đấu tranh bất bạo động chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Cao trào nhất là mùa Phật Đản (5/1963), Ngô Đình Diệm ra lệnh triệt hạ cờ Phật giáo để Vatican thấy hầu hết người dân Huế theo đạo Chúa; tang thương nhất là thầy và Hòa thượng Mật Nguyện chứng kiến cảnh giết hại 8 phật tử tại Đài phát thanh Huế vào đêm ngày 8/5/1963. Vì thế, thầy Thích Trí Quang công bố tuyên ngôn 5 điều sau:

● Phật giáo tự giới hạn, chỉ phản đối chính sách ngược đãi Phật giáo của Chính phủ. Phật giáo không bước qua những địa hạt khác, nhất là đại hạt quyền chứng chính quyền.

● Phật giáo tuyệt đối sử dụng phương cách “bất bạo động”.

● Phật giáo không mưu độc tôn, không cầu độc tôn, nên không thấy ai, kể cả Thiên Chúa giáo, là đối nghịch.

● Phật giáo không mưu hại ai, không thiên ai để hại ai. Nếu thất bại, Phật giáo coi đó là sự thất bại của chân lý trước bạo lực; không phải thất bại như bạo lực kém bạo lực.

● Sau hết, nhưng quan trọng nhất, là Phật giáo thỉnh cầu các bậc lãnh đạo hai thực thể đối trận, đừng khai thác gì về cuộc vận động của Phật giáo. Vì làm như vậy thì đối phương quý vị lấy cớ để hại Phật giáo mà thôi.

Năm 1964, tại Đại hội Thống nhất Phật giáo tại Sài Gòn Hòa thượng Thích Trí Quang được bầu làm Chánh Thư ký Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

Cuối tháng 5/1966, thầy Thích Trí Quang lại một lần nữa đấu tranh với chính quyền bằng cách tuyệt thực để phản đối quân đội tiếng vào thành phố Huế để ổn định tình hình trật tự. Hòa thượng Trí Quang bị bắt và giam giữ tại Sài Gòn. Tại đây, thầy tiếp tục tuyệt thực 100 ngày.

Hòa thượng Thích Trí Quảng (Trái) và Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang

Hòa thượng Thích Trí Quảng (Trái) và Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang

Sau vụ Sắc Luật 23/67, thầy Thích Trí Quang trở về ẩn tu, phiên dịch kinh sách và hướng dẫn Tăng ni tu học.

Năm 1975 - 2012, Hòa thượng Thích Trí Quang về chùa Ấn Quang và tu viện Quảng Hương Già Lam (TP Hồ Chí Minh) sống độc cư, chuyên tâm hành trì, viết sách, dịch thuật và chú giải kinh, luật, luận.

Cuối năm 2011, thầy Trí Quang xuất bản cuốn sách “Trí Quang tự truyện”. Trong cuốn tự truyện, ngài đã thuật lại nhiều sự kiện đáng nhớ của Phật giáo mà mình chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia trong giai đoạn trước năm 1963 đến năm 1975.

Năm 2013, ở tuổi 91, Hòa thượng Trí Quang về thăm quê nhà Quảng Bình và lưu lại chùa Từ Đàm - Huế để tiếp tục việc dịch thuật kinh điển và chuyên tâm tu hành cho đến khi viên tịch.

3. Những cống hiến của thầy Thích Trí Quang

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang là tác giả của nhiều công trình giảng luận Phật pháp, Luật học của người xuất gia; là nhà phiên dịch, chủ giải nhiều kinh điển Đại thừa, sám pháp, luận sớ của chư vị Bồ - tát, chư Tổ sư và hàng trăm bài khảo luận dựng lại tinh thần Phật giáo thời kỳ chấn hưng Phật giáo; là nền tảng quan trọng cho Phật học và thái độ ứng xử theo Chánh pháp.

Một số tác phẩm và dịch phẩm tiêu biểu của Hòa thượng Trí Quang:

● Về Kinh Tạng:

+ Kinh Duy-ma

+ Kinh Vu Lan

+ Kinh Kim Cương

+ Kinh Hoa Nghiêm

+ Kinh Hoa Sen Chánh Pháp

+ Dược Sư Kinh Sám

● Về Luật Tạng:

+ Tỳ-kheo Giới

+ Tỳ-kheo-ni Giới

+ Sa-di và Sa-di-ni Giới.

+ Thức-xoa-ma-na-ni Giới

+ Bồ-tát Giới Phạm Võng

+ Quy Sơn Cảnh Sách…

● Về Luận Tạng:

+ Luận Khởi Tín

+ Nhiếp Đại Thừa Luận

+ Dị Bộ Tông Luận

+ Luận Chỉ Quán

+ Luận Đại Trượng Phu…

● Những tác phẩm khác:

+ Tâm Ảnh Lục

+ Cao Tăng Pháp Hiển

+ Vua Lương Võ Đế

+ Người Phật Tử Tại Gia…

4. Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch

Sau vài ngày pháp thể khiêm an, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã thuận thế vô thường, an nhiên viên tịch lúc 21 giờ 45 phút ngày 8/11/2019 tại phương trượng Tổ Đình Từ Đàm, Cố đô Huế; trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch

Theo thông báo Tỳ kheo của thầy Thích Hải Ấn - trụ trì Tổ Đình Từ Đàm, di huấn của cố Hòa thượng Trưởng lão Thích Trí Quang như sau:

● Sau giờ chết rồi độ  giờ là liệm

● Liệm rồi các Phật tử lạy 3 lạy rồi là đưa ra xe tang

● Không bàn thờ, bát nhang; báo tang; thành phục; đưa đám; phúng điếu

● Chuyển đến lò thiêu; thiêu rồi đem về chùa làm tuần; chung thất; trăm ngày; tiểu tường và đại tường

● Mỗi lễ chỉ tụng một trong các kinh: Địa Tạng, Kim Cương, Bồ - tát Giới, Pháp Hoa và Thủy Sám.

● Mỗi lễ đều không thông báo và mời ai dự cả.

Thực hiện di huấn của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, các chư tôn thiền đức, Phật tử khi đến viếng chỉ lạy xong rồi về, miễn tất cả phúng điếu kể cả vòng hoa.

Với các thông tin trên đây về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Hòa thượng Trí Quang đã để lại cho hậu thế nhiều bài học quý giá, là tấm gương sáng để các thế hệ Tăng ni, Phật tử noi theo.

Danh mục
Chat messenger