Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Nguyễn Chí Thanh

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người con ưu tú của đất nước, quê hương Thừa Thiên Huế. Không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Đảng mà còn là nhà lý luận chính trị, quân sự tài ba; trí dũng song toàn, tài đức trọn vẹn. Cùng loiphong.vn tìm hiểu chi tiết hơn về vị tướng được Bác Hồ đặt tên qua các thông tin dưới đây.

1. Nguyễn Chí Thanh là ai? Thân thế đồng chí Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh là ai? Thân thế đồng chí Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh là ai? Thân thế đồng chí Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914, quê ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế). Sinh ra trong một gia đình có 11 người con, ông là con thứ 6, cha là Nguyễn Hán, mẹ là bà Trần Thị Thiển. Năm 14 tuổi, cha mất, vì gia đình nghèo nên ông quyết định thôi học, đi làm tá điền để kiếm sống và nuôi gia đình.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ của người dân dưới áp bức thống trị của thực dân, phong kiến nên trong ông đã hình tư tưởng yêu nước, tinh thần cách mạng. Đồng chí có nhiều bí danh khác nhau như Hà, Sau, Y, Thao.

Trong hơn 30 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất; hy sinh, phấn đấu trọn đời cho lý tưởng của Đảng, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đại tướng tỏ rõ phẩm chất của một vị tướng tài ba, thao lược của Quân đội nhân dân Việt Nam; một cán bộ lãnh đạo gương mẫu, giàu nghị lực, bản lĩnh; luôn trung thực, thẳng thắn, sống chan hòa với đồng đội, đồng chí và đồng bào.

Nói về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết: “Cả cuộc đời mình, Đại tướng đã mang hết tài năng và nghị lực phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, đồng thời có nhiều đóng góp to lớn trong phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam, động viên mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, góp phần xứng đáng đưa sự nghiệp kháng chiến cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn”.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một tướng lĩnh quân đội và là tướng chính trị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau, ở lĩnh vực nào thì cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên còn được gọi là  “vị tướng phong trào”. Nguyễn Chí Thanh giữ nhiều vị trí quan trọng như Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Quân ủy Miền kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam,....Ông là chính là người phát triển phương châm chiến lược “Nắm thắt lưng địch mà đánh

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (truy tặng), Hồ Chí Minh, Quân công hạng Nhất, Chiến thắng hạng Nhất và nhiều huân chương khác.

2. Sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Chí Thanh là tấm gương sáng trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Từ khi còn trẻ tuổi cho đến cuối đời, đồng chí luôn đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của dân tộc lên trên hết;  không sợ khó khăn, gian khổ mọi gian khổ hy sinh;  tích cực hoạt động gây dựng cơ sở, gây dựng phong trào cách mạng.

2.1. Thời kỳ hoạt động cách mạng (1936 - 1939)

Năm 17 tuổi, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng với một số thanh niên trong làng tập hợp lại để đấu tranh, chống lại bọn cường hào, ác bá tại địa phương. Từ năm 1936 - 1936, đồng chí tích cực tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận dân chủ do Đảng lãnh đạo. Nguyễn Chí Thanh đã vận động được rất nhiều thành viên tham gia đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh theo đường lối của Đảng.

Tháng 7/1937, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến tháng 11/1937, chi bộ địa phương được thành lập do Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư gồm các đồng chí Nguyễn Hưng, Trần Bá Song. Nguyễn Chí Thanh hoạt động cách mạng sôi nổi, bất chấp mọi nguy hiểm được nhân dân yêu mến, cảm phục. Khi tỉnh ủy lâm thời thành lập, đồng chí được Xứ ủy chỉ định tham gia ban Tỉnh ủy.

Đầu năm 1938, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Xứ ủy Trung Kỳ, Nguyễn Chí Thanh cùng nhiều đồng chí khác tổ chức, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đấu tranh chống địch, tích cực xây dựng và mở rộng Mặt trận dân chủ tại địa phương. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trực tiếp chỉ đạo, xây dựng hoạt động của Đoàn thanh niên Dân chủ Thừa Thiên Huế. Cuối năm 1938, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam. Dù bị giam cầm ở nhà lao Huế hay ở Lao Bảo, Buôn Ma Thuột,....thì đồng chí vẫn luôn kiên cường đấu tranh, giữ vững khí tiết của người cộng sản, không chịu khuất phục trước mọi sự tra tấn của kẻ thù.

2.2. Thời kỳ chuẩn bị tổng khởi nghĩa (1941 - 1945)

Năm 1941, đồng chí vượt khỏi ngục tù của thực dân Pháp và bắt tay thực hiện xây dựng lại cơ sở ở vùng đầm phá Cầu Hai thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Một thời gian sau, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng nhiều đồng chí khác xây dựng lại cơ sở cách mạng trong quần chúng, khôi phục lại các cơ sở của Đảng bị địch đánh phá ở nhiều huyện trong tỉnh như Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc,...

Tháng 8/1945, thay mặt tổ chức Đảng ở Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn Chí Thanh tham gia hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào. Tại hội nghị, đồng chí được bầu vào ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và đây cũng là lần đầu tiên đồng chí được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sau hội nghị, Nguyễn Chí Thanh được Trung ương Đảng chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.

2.3. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng Xứ ủy lãnh đạo quân và dân đấu tranh kiên cường chống kẻ thù xâm lược. Năm 1947, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên và sau đó là Bí thư phân khu ủy Bình Trị Thiên. Từ năm 1948 - 1950, đồng chí được trung ương chỉ định làm Bí thư Liên khu ủy Liên khu IV, sau đó lại được điều động ra Việt Bắc đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Bí thư Tổng quân ủy.

Sắc lệnh số 122/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Chí Thanh giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh

Sắc lệnh số 122/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Chí Thanh giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh

Tháng 2/1950, đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lam được trung ương Đảng giao trọng trách lãnh đạo Đại hội Tổng đoàn thanh niên Việt Nam diễn ra tại căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Đại hội quyết định đổi tên Tổng đoàn thành Liên đoàn thanh niên Việt Nam, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên cả nước nhằm góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn thanh niên Việt Nam.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (thứ nhất từ phải sang) cùng Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (thứ nhất từ phải sang) cùng Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954

2.4. Thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, năm 1959, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Nguyễn Chí Thanh được bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư phụ trách Ban Nông nghiệp. Đồng chí có nhiều sáng kiến, đề xướng phong trào thi đua xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ mô hình xã Đại Phong được gọi là “Gió Đại Phong”. Từ phong trào này đã dấy lên nhiều phong trào thi đua như trong công nghiệp bắt đầu từ nhà máy Duyên Hải được gọi là “sóng Duyên Hải”, trong quân đội vào khoảng thời gian này có phong trào “3 nhất”

Trong năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng.

Năm 1964, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách chỉ đạo cách mạng miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trên cơ sở đó, đồng chí đã đề xuất chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn trình Bác Hồ, Bộ Chính trị và Tổng quân ủy đưa cách mạng miền Nam từng bước tiến liên giành nhiều thắng lợi quan trọng.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên đường công tác tại chiến trường miền Nam năm 1965

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên đường công tác tại chiến trường miền Nam năm 1965

Với tác phong sâu sát, đồng chí đến từng địa bàn trọng điểm, nắm bắt tình hình, nghiên cứu phương án tác chiến phù hợp, đề ra chiến lược quân sự, xác định tư tưởng kiên quyết tiến công, chủ động tiến công, liên tục tiến công. Khẩu hiệu “Nắm thắt lưng địch mà đánh” và chủ trương xây dựng các “vành đai diệt Mỹ”, đã thể hiện trí tuệ và tài thao lược đỉnh cao của nghệ thuật quân sự.

Trong khoảng thời gian công tác tại miền Nam, đồng chí luôn quan tâm đến phong trào thanh thiếu nhi. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trực tiếp tham gia các đại hội đoàn, đại hội LHTN giải phóng, đóng góp nhiều ý kiến chỉ đạo quý báu trong đó có phong trào “Năm xung phong”, xuất hiện hàng vạn dũng sĩ diệt Mỹ, lập nhiều chiến công xuất sắc.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi tình hình chiến sự chiến trường miền Nam (5/7/1967)

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi tình hình chiến sự chiến trường miền Nam (5/7/1967)

Dù trên bất kỳ cương vị nào, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Giữa lúc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở hai miền đang trong giai đoạn quyết liệt, ngày 06/07/1967 sau một cơn đau tim nặng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mất, để lại biết bao thương tiếc cho đồng bào, đồng chí và thế hệ trẻ cả nước.

3. Khu di tích Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Khu di tích Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Thừa Thiên Huế

Khu di tích Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Thừa Thiên Huế

Khu di tích, khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thôn Niệm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi di tích là tổng hợp các công trình kiến trúc truyền thống và hiện đại, lưu giữ nhiều hiện vật, tranh ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Tổng diện tích gần 1000m2 gồm có:

Nhà tưởng niệm: Bao gồm nhà thờ, nhà kiều, nhà bếp, sân vườn,...Đây là di tích gốc, trước kia là nhà ở của gia đình Đại tướng. Ngôi nhà do cụ Nguyễn Hán xây dựng vào năm 1926. Tại đây, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã lớn lên và than gia hoạt động cách mạng. Đến năm 1968 thì sụp đổ hoàn toàn. Sau ngày giải phóng năm 1978, thể theo nguyện vọng của nhân dân, huyện Hương Điền đã đầu tư khôi phục và trở thành nhà lưu niệm của Đại tướng.

Nhà bia tưởng niệm: Được xây dựng và hoàn thành vào năm 1999, nhà bia nằm ở vị trí trung tâm khu di tích. Ở vị trí trung tâm nhà bia, đặt một bia đá cao 3 mét, rộng 1,7 mét trên bia khắc ngôi sao 5 cánh, nội dung bia tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp của Đại tướng. Dưới chân chia có đặt một bát nhang được mang từ mộ của Đại tướng ở nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội.

Nhà trưng bày bổ sung di tích: Được xây dựng và hoàn thành vào năm 2002. Bên trong trưng bày về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với hơn 100 tài liệu, hiện vật, tranh ảnh các loại.

Nguyễn Chí Thanh là người chiến sĩ cộng sản kiên cường, trung thành với lý tưởng cách mạng, người chỉ huy mưu lược, trí tài, dũng cảm; luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, chấp nhận mọi hy sinh gian khổ. Để ghi nhớ công lao của Đại tướng, nhiều đường phố, trường học trên cả nước mang tên Nguyễn Chí Thanh.

Danh mục
Chat messenger