Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Màu xanh dương

Thứ Hai, 06/11/2023
Trần Xuân Bách

Màu xanh dương là màu sắc yêu thích của rất nhiều người, không chỉ là biểu trưng của mây trời, biển,...mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn sâu bên trong. Nếu bạn là một trong những người yêu thích màu xanh dương thì đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào dưới đây, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!

1. Màu xanh dương là màu gì? Phân loại và tọa độ màu xanh dương

Màu xanh dương được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như màu xanh lam, màu xanh nước biển. Đây là một trong ba màu cơ bản trong hệ màu RYB cùng với màu đỏ và màu vàng. Màu xanh dương có sắc thái đa dạng bao gồm màu xanh đậm, màu xanh nhạt, màu xanh pastel.

Màu xanh dương có nhiều tên gọi khác nhau

Màu xanh dương có nhiều tên gọi khác nhau

Màu xanh dương được tạo nên từ sự kết hợp của màu đỏ, vàng, xanh lơ, đen và trắng  Tên gọi trong tiếng anh của màu xanh da trời đó là “blue”.

Theo nghiên cứu khoa học, màu xanh dương có bước sóng ngắn, được khúc xạ bởi mắt nhìn. Khi quan sát một không gian hay vật dụng có màu xanh dương con người sẽ có cảm giác như không gian, đồ vật đó nhỏ hơn, xa hơn, sâu hơn. Điều này đã được kết luận dựa trên các thí nghiệm so sánh với nhiều màu sắc khác.

Về cơ bản, màu xanh dương có màu sắc hơi giống so với màu xanh lam nhưng xanh dương lại đậm hơn. Đây cũng là một trong những màu quan trọng trong nghệ thuật và trang trí từ thời cổ đại. Tọa độ của mã màu xanh dương như sau:

● Số Hex = #0005CB.

● RGB (r, g, b) = (0, 5, 203).

● CMYK (c, m, y, k) = (93, 86, 0, 0).

● HSV (h, s, v) = (239, 100, 80).

Xanh dương có nhiều gam màu khác nhau từ nhạt cho đến đậm. Để dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng, màu xanh dương được chia thành nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất đó là:

Bảng màu xanh dương

Bảng màu xanh dương

● Màu xanh dương cơ bản.

● Màu xanh dương nhạt.

● Màu xanh dương đậm.

● Màu xanh dương da trời.

● Màu xanh dương pastel.

2. Nguồn gốc về màu xanh dương

Năm 1858, học giả William Gladstone đã nhận thấy điều kỳ lạ về nguồn gốc của màu xanh trong lịch sử phát triển của các nền văn minh. Ông đã chỉ ra rằng các văn bản Hy Lạp cổ đại chưa từng xuất hiện từ chỉ màu xanh.

Ngay sau đó, nhà triết học Lazarus Geiger đã chứng minh điều tương tự ở hầu hết các nền văn hóa của nhân loại thời đó. Văn học, Kinh thánh, truyện cổ tích từ Trung Quốc đến Do Thái đều không có sự tồn tại của màu xanh dương. Và xanh dương trở thành màu sắc có câu chuyện đặc biệt hơn những màu sắc khác mà con người nhìn thấy được.

Nguồn gốc về màu xanh dương

Nguồn gốc về màu xanh dương

Ai Cập cổ đại là nền văn minh duy nhất gọi tên, hiểu về màu xanh dương. Họ bị quyến rũ bởi màu xanh từ đá Lapis Lazuli khi sử dụng làm trang sức. Sắc xanh dương trở thành biểu tượng của sự giàu có, được sử dụng trong chế tác trang sức cho hoàng gia và giới quý tộc.

Ở thời Phục Hưng, những phụ kiện màu xanh dương đã được nghiền ra để tạo ra loại bột đắt đỏ bậc nhất. Màu xanh dương cũng đi vào lịch sử hội họa với những người nghệ sĩ nổi tiếng như Van Gogh, Renoir.

Quay trở lại Hy Lạp - nơi từng không thể gọi tên màu biển cả, bầu trời giờ đây lại đắm mình trong sắc xanh đại dương ấy. Màu xanh dương xuất hiện đầu cuốn hút, tạo nên sự đặc trưng cho vùng đất Địa Trung Hải. Xanh dương đã mê hoặc không biết bao nhiêu người đến Santorini để được đứng trên những bậc thang bên bờ vịnh, tận hưởng xanh ngắt của biển trời, thả hồn bên những ô cửa sổ,...

3. Ý nghĩa của màu xanh dương

Màu xanh dương mang nhiều ý nghĩa khác nhau, cụ thể:

Ý nghĩa của màu xanh dương

Ý nghĩa của màu xanh dương

3.1. Ý nghĩa màu xanh dương theo cấp độ màu sắc

Bất kỳ ai yêu thích màu xanh dương thì đều là người có tâm hồn nghệ sĩ, tinh tế và nhạy cảm. Màu xanh dương chứa đựng sự đa nghĩa dựa theo từng cấp độ xanh khác nhau, cụ thể:

Màu xanh dương nhạt: Mang ý nghĩa của sự tươi mới, dễ chịu tạo cảm giác nhẹ nhàng, xa xăm khiến chúng ta đắm chìm trong mộng tưởng êm dịu.

Màu xanh đậm: Mang ý nghĩa cho sự hy vọng, tin tưởng. Nếu như bạn đang chán nản, mệt mỏi thì màu xanh đậm sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần, có thêm nguồn năng lượng mới.

Màu xanh da trời (light/sky blue): Tượng trưng cho sự hòa bình, bình yên, không gian rộng lớn hơn.

Màu xanh dương mang đến hòa bình, sự tươi mới

Màu xanh dương mang đến hòa bình, sự tươi mới

3.2. Ý nghĩa màu xanh dương theo từng quốc gia

Tại mỗi quốc gia, màu xanh dương lại mang ý nghĩa khác:

● Ở Hàn Quốc, màu xanh dương mang ý nghĩa quan trọng vì mang lại sự tươi sáng, nhiều niềm tin vào tương lai tốt đẹp. Họ cho rằng, xanh dương là màu sắc mang tới sự may mắn, thành công, tiếp thêm sức mạnh để tâm trí nhẹ nhàng hơn.

● Người Do Thái rất thích màu xanh dương vì là biểu tượng của thần thánh. Với họ, xanh dương sẽ giúp họ vượt qua được mọi khó khăn, luôn được thánh thần che chở và bảo vệ.

● Người theo đạo Hindu, màu xanh dương là màu của vị thần Krishna - vị thần tối cao của Hindu giáo. Đây còn là màu sắc tượng trưng cho sự bất tử và tình yêu.

● Ở Ý, Tây Ban Nha màu xanh dương là biểu tượng của sự cao quý, giúp họ thể hiện được quyền lực tối cao.

● Ở Mỹ Latinh, màu xanh dương đại diện cho sức khỏe, sự bình an, của cải vật chất.

● Ở Châu Phi, xanh dương mang ý nghĩa của sự thông minh, hòa bình và trí tuệ.

● Một số nước phương Tây, màu xanh dương mang tới cho sự phiền muộn, biểu tượng cho tâm trạng không tốt.

3.3. Ý nghĩa của màu xanh dương đối với đời sống tinh thần

Màu xanh dương tác động đến cảm xúc, tâm lý của con người. Năm 2009, các nghiên cứu của Đại học British Columbia (Canada) đã chỉ ra rằng, sắc xanh dương giúp kích thích sự sáng tạo và trí thông minh. Bên cạnh đó, còn giúp ổn định về tinh thần.

Ý nghĩa của màu xanh dương đối với đời sống tinh thần

Ý nghĩa của màu xanh dương đối với đời sống tinh thần

Khi nhìn vào màu xanh dương sẽ giúp con người ổn định huyết áp, mang tới sự thỏa mái, hỗ trợ rất tốt cho học tập cũng như cải thiện năng suất công việc, làm việc hiệu quả hơn. Xanh dương còn là màu của sự an nhiên, yên bình giúp cho chúng ta bình tĩnh, ôn hòa, giảm căng thẳng lo lắng. Cũng vì lẽ đó mà nhiều bệnh viện hay các bác sĩ sử dụng màu xanh dương để điều chỉnh các bệnh nhân tâm lý, giúp bệnh nhân cảm thấy được che chở, bảo vệ, tinh thần ổn định hơn.

3.4. Ý nghĩa màu xanh dương trong phong thủy

Trong phong thủy, màu xanh dương tượng trưng cho mệnh Thủy. Thủy sinh Mộc nên người mệnh Mộc cũng thích hợp với màu xanh dương. Vì là màu sắc bản mệnh, tương sinh tương hợp nên người mệnh Thủy, mệnh Mộc khi sử dụng vật phẩm phong thủy có màu xanh dương sẽ giúp bạn có nhiều may mắn, tài lộc, bình an. Dù là màu xanh đậm hay nhạt thì cũng mang đến giá trị phong thủy rất tốt.

Màu xanh dương tượng trưng cho mệnh Thủy

Màu xanh dương tượng trưng cho mệnh Thủy

3.5. Một số ý nghĩa khác của màu xanh dương

Trong thiết kế đồ họa, màu xanh dương được phối và ứng dụng rất nhiều để dựng logo, banner,...Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng lựa chọn màu sắc này cho sản phẩm mới hay làm ảnh đại diện vì phần nào mang tới sự tin tưởng, có trách nhiệm với khách hàng.

Ý nghĩa của sự chia sẻ, xanh dương còn là biểu tượng được sử dụng cho các ứng dụng, trang mạng xã hội nổi tiếng như zalo, facebook,...Màu xanh dương đã tạo nên được sự khác biệt, giúp người dùng an tâm hơn. Đồng thời, thể hiện được tri thức, sự nhạy bén và hiểu biết.

Ý nghĩa của tuổi trẻ, sáng tạo: xanh dương là màu của tình nguyện, thể hiện sự khát khao của tuổi trẻ. Màu xanh là màu của sự sáng tạo, nguồn năng lượng, nhiệt huyết nên đã có nhiều hãng máy bay sử dụng màu sắc này để thúc đẩy tinh thần trẻ, đi du lịch khám phá và trải nghiệm.

Ý nghĩa của sự tin tưởng, yên tâm: Khi bước vào không gian màu xanh bạn sẽ thấy dịu mát và thư giãn hơn. Để có được điều này một phần là do cảm xúc của bạn được tác động bởi sắc xanh nhẹ nhàng. Đó cũng là gam màu được nhiều công ty tài chính, tổ chức tín dụng lựa chọn.

4. Cách sử dụng màu xanh dương trong cuộc sống

4.1. Cách phối đồ màu xanh dương chuẩn “fashionista”

Trong thời trang, màu xanh dương được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau từ pastel, turquoise cho đến sapphire, navy, cobalt. Có thể bạn chưa biết, xanh dương có đến 260 sắc màu, xét về số lượng thì chỉ kém màu xanh lá cây 295 sắc màu và gấp đôi sắc màu đỏ, màu cam.

Cách phối đồ màu xanh dương chuẩn “fashionista”

Cách phối đồ màu xanh dương chuẩn “fashionista”

Khi phối đồ với màu xanh dương bạn có thể kết hợp với trang phục có màu trắng, đen, xám, vàng, xanh lá cây, đỏ, cam hồng hay các màu cùng tông đều rất nổi bật.

4.2. Cách lựa chọn màu xanh dương trong thiết kế đồ họa

Xanh dương mang đến sự tin tưởng, có trách nhiệm và sự đảm bảo. Khi nhắc đến màu xanh dương mọi người sẽ nghĩ ngay tới trời, biển tạo cảm giác thanh bình, dễ mến. Nếu bạn đang muốn thiết kế logo trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh, ngân hàng thì nên lựa chọn màu xanh dương vì nó mang tới cho mọi người sự tin cậy, ổn định.

Logo màu xanh của các thương hiệu nổi tiếng

Logo màu xanh của các thương hiệu nổi tiếng

4.3. Cách lựa chọn màu xanh dương trong phong thủy

Trong phong thủy, màu xanh dương thuộc hành Thủy. Trong khi đó thì Kim sinh Thủy nên màu xanh dương nếu kết hợp với màu của mệnh Kim thì sẽ cực kỳ tốt. Ngoài ra, màu xanh dương có thể kết hợp với các màu sắc khác của mệnh Thủy như:

● Xanh dương hợp với màu trắng, xám, bạc, ghi, đen

● Xanh dương kỵ với màu vàng sậm, nâu đất (thuộc mệnh Thổ)

Với các thông tin trên đây về màu xanh dương, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin khác về màu sắc, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Danh mục
Chat messenger