Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Kinh Lăng Nghiêm

Thứ Bảy, 04/11/2023
Trần Xuân Bách

Kinh Lăng Nghiêm có vị trí quan trọng trong Phật giáo, được đưa vào thời quá công phu khuya, trì tụng mỗi ngày. Thần chú Lăng Nghiêm cao thâm vi diệu, mạnh đến mức không có chỗ nào trong không gian hay toàn bộ Pháp giới mà không bị ngập bởi ánh sáng tốt đẹp của thần chú nên được ví là “Vương miện của Đức Phật”.

1. Kinh Lăng Nghiêm là gì?

Kinh Lăng Nghiêm là gì?

Kinh Lăng Nghiêm là gì?

Kinh Lăng Nghiêm còn có tên gọi khác là Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm (Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh). Kinh này do sa môn Bát Lạt Mật Đế (người Trung Thiên - trúc) dịch vào năm 705 (nhà Đường) tại chùa Chế Chỉ ở Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) được thu vào Tạng Đại Chánh, quyển 19, kinh 945.

Kinh Lăng Nghiệp tiếng Phạn là Shurangama Mantra là một thần chú dài và lâu đời nhất của Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ “Thủ Lăng Nghiêm” được dịch là “Đại Định Kiên cố” có nghĩa là Phật tánh, bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sinh mà các trường phái Phật giáo đều nhắc tới. Vì thể của nó rộng lớn, không có giới hạn, bao trùm khắp pháp giới nên gọi là “Đại”.

Giống như thần chú nổi tiếng Lục Đại Minh “Om Mani Padme Hum", chú Lăng Nghiêm đồng nghĩa với các thực hành của Bồ tát Quan Thế Âm - vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đông Nam Á và Phật giáo Tây Tạng. Trong chú có nhắc đến các vị Phật giáo như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Kim Cương Thủ, chư Phật Dyani và Phật Dược Sư Lưu Ly.

Kinh Lăng Nghiêm được chia làm 5 bộ, thuộc về 5 phương, gồm có:

● Kinh Cang bộ: Thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ

● Bảo Sinh bộ: Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ

● Phật bộ: Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ

● Liên Hoa bộ: Thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ

● Nghiệp bộ: Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ

2. Nguồn gốc của Kinh Lăng Nghiêm

Theo chương mở đầu của Kinh Lăng Nghiêm thì nguồn gốc Chú Lăng Nghiêm có từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cứu Tôn Giả A Nan trong Nhục Kế trên đỉnh đầu phóng ra luồng ánh sáng vô cùng quý báu; trong ánh sáng phun ra hoa sen ngàn cánh như vị Như Lai ngồi trên hoa sen. Vị Hóa Phật ấy cũng là Đế Thù La Thi lại còn hiện ra hằng hà sa số vị Nội Mật Bồ Tát với Kim Cương Thần tràn đầy hư không.

Nhờ Phật nhờ Bồ tát Văn Thù uyên thuyết thần chú giúp Tôn Giả A Nan thoát nạn khỏi ma nữ. Sau đó, Phật khai ngộ về chơn tâm giúp cho A nan sạch hết trần cấu mê lầm, tu tập đạt đến giác ngộ.

Nguồn gốc của Kinh Lăng Nghiêm

Nguồn gốc của Kinh Lăng Nghiêm

Tôn Giả A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh mà lúc gặp nạn. Nếu không nhờ Đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng chú để cứu thì đã mất giới thể. Nếu như mất giới thể thì không thể thành tựu đạo Nghiệp.

Chú Lăng Nghiêm cũng đề cập đến các vị thần Phật giáo như Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Kim Cương Thủ và chư Phật Dhyani, đặc biệt là Phật Dược Sư Lưu Ly. Nó thường được sử dụng để bảo vệ hoặc thanh lọc cho thiền sư, được coi là một phần của Phật giáo Shingon ở Nhật Bản.

Từ 168 -  179 TCN tỳ kheo Shramana Lokasema đến Trung Quốc, phiên bản được phổ biến hiện nay của kinh Lăng Nghiêm và chú Lăng Nghiêm đã được dịch và chuyển ngữ từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc trong thời nhà Đường.

Đến nay, các tăng ni trong truyện thống Phật giáo Trung Quốc cũng như nhiều Phật tử theo các trường phái khác cũng niệm kinh Thủ Lăng Nghiêm như một khía cạnh thiết yếu của việc thực hành hàng ngày.

3. Công dụng của kinh Lăng Nghiêm

Kinh Lăng Nghiêm có thể trừ phá tất cả những gì tăm tối, loại bỏ những năng lượng xấu, tà ma và khiến cho hành giả thành tựu tất cả công đức lành. Kinh Lăng Nghiêm được xem là thần chú Phật giáo đầy uy lực. Hầu hết, tại các chùa đều tụng kinh Lăng Nghiêm cùng Chú Đại Bi, Thập Chú, Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng,... vào khóa lễ sáng.

Qua thời gian tụng niệm, nhiều người nhận xét là không dễ gì để giải thích chính xác từng câu từ chữ trong chú Lăng Nghiêm như các chú khác dù dành rất nhiều thời gian để đào sâu. Để hiểu toàn bộ ý nghĩa của chú Lăng Nghiêm là điều vô cùng khó khăn.

Công dụng của kinh Lăng Nghiêm

Công dụng của kinh Lăng Nghiêm

Kinh Lăng Nghiêm tuy dài và khó nhưng tất cả các tăng ni đều phải học thuộc lòng. Nếu thành tâm tụng niệm sẽ cảm nhận được sự vi diệu, thâm sâu. Chú Lăng Nghiêm được coi là “Vương miện của Đức Phật” do uy lực của thần chú vô cùng mạnh mẽ, có thể chiếu sáng toàn bộ không gian và Pháp giới với luồng ánh sáng tốt đẹp, loại bỏ được những điều tàn ác, xấu xa.

Mỗi câu chú của kinh Lăng Nghiêm đều là pháp môn tâm địa của chư Phật và đều có công dụng và thần lực riêng.

● Người xuất gia hoặc tại gia đều có thể trì tụng mỗi ngày giúp con đường tu tập thuận lợi hơn, đủ sức mạnh để vượt qua mọi thử thách, chướng ngại có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhờ chú mà có thể phá tan mọi chướng ngại, thử thách trên con đường tu mà ai cũng đều sẽ gặp phải. Kinh Lăng Nghiêm được coi là hành trang, tư lương không thể thiếu của người tu tập.

● Chỉ cần trì tụng mỗi ngày, không quan trọng thời gian, địa điểm; dù tụng ra tiếng hoặc tụng thầm, công đức đều tăng trưởng từng ngày bởi Lăng Nghiêm là Đại định và cũng là vua trong các định.

● Định lực của chú là hàng phục được tất cả yêu ma tà đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiên thần đều sẽ cung kính bảo hộ hành giả. Chư Phật ở quá khứ, hiện tại và tương lai đều nhờ Đại định chú mà đạt thành tựu.

● Trì tụng chú Lăng Nghiêm sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng bao đời. Nếu chúng ta trì tụng thần chú này, không ngừng làm việc thiện thì tương lai sẽ thành Phật, chứng đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.

● Ngũ phương Phật canh chừng ngũ ấm ma đang tồn tại thế giới này và trong chính mỗi con người. Chư Phật chia 5 hướng để có thể trấn, hạn chế sự càn quấy của đội quân ma quỷ. Uy lực của kinh Lăng Nghiêm giúp chống lại sức mạnh của ma quỷ để an trụ đại định, phá tan si ám để thành tựu trí tuệ, công đức.

4. Ý nghĩa của kinh Lăng Nghiêm

Để giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của kinh Lăng Nghiêm, loiphong.vn sẽ giải thích đầy đủ Kinh Đạt Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm. Đó là:

Đại Phật Đảnh: Chữ “Đại” ở đây có nghĩa là bao trùm, rốt ráo cùng cực. “Phật Đảnh” là tướng “nhục kế” trên đỉnh đầu của Đức Phật. Đó là tướng cao quý, nhiệm màu nhất trong 32 tướng tốt của Đức Phật, con mắt phàm phu của chúng sinh khó mà có thể thấy được.

Như Lai Mật Nhân: “Như Lai” là danh hiệu đầu tiên trong mười danh hiệu của chư Phật, Như Lai tức là Phật. “Mật Nhân” nghĩa là nguyên nhân sâu kín huyền nhiệm, tức là chân tâm tịch tĩnh, thanh tịnh, thường hằng.

Tu Chứng Liễu Nghĩa: “Liễu nghĩa” có nghĩa là tiếng thẳng tới chỗ rốt ráo cùng cực, là giải thoát trọn vẹn, niết bàn tuyệt đối; là quả vị Vô thượng Bồ đề, là Phật. Nương vào chân tâm bất sinh diệt để tu hành, tu mà không trước tướng, tu mà không tu, thì được gọi là “tu liễu nghĩa”. Chấm dứt sinh diệt, thể nhập tật tánh vãn hữu, giải thoát rốt ráo, đạt niết bàn tuyệt đối được gọi là “chứng liễu nghĩa”. Cả tu và chứng đều liễu nghĩa gọi là “tu chứng liễu nghĩa”.

Chư Bồ Tát Vạn Hạnh: Bồ tát tu vô số hạnh, gọi tổng quát là “môn hạnh”. Bồ tát vận dụng trí tuệ và từ bi, trên thì cầu đạo quả giác ngộ, dưới thì cứu độ chúng sinh, tự lợi và lợi tha gồm đủ, đó là “muôn hạnh của chư vị Bồ tát”.

Thủ Lăng Nghiêm: “Thủ Lăng” có nghĩa là tất cả đều rốt ráo, “Nghiêm” có nghĩa là bền chắc. Thủ Lăng Nghiêm là tên một loại định và đó là loại định lực rốt ráo, kiên cố, bao trùm tất cả các loại định khác, chỉ có chư vị Bồ tát ở các bậc Thân - địa Đẳng giác và Phật (Diệu giác) mới đạt được. Do đó, nó còn được gọi là “đại định” hay “đại căn bản định”, là chân tâm bản lai thanh tịnh, tịch tĩnh, thường hằng, không lay động, không tán loạn, không dời đổi, nên được gọi là “Phật tánh”.

Ý nghĩa của kinh Lăng Nghiêm

Ý nghĩa của kinh Lăng Nghiêm

Kinh Lăng Nghiêm là một hộ kinh quý trong Phật giáo, chỉ đường lối tu hành rõ ràng, rành mạch từ giáo lý cho tới hạnh quả. Người tu hành phải trải qua bao nhiêu địa vịa trong tu tập gặp những nguy hiểm thế nào, phải làm sao để tránh được những nguy hiểm thì trong kinh Lăng Nghiêm chỉ dạy hết sức rõ ràng.

Kinh Lăng Nghiêm có tính chất như kinh chiếu yêu, tất cả thiên ma ngoại đạo, yêu tinh ác quái vừa gặp kinh Lăng Nghiêm đều hiện nguyên hình, không có chỗ nào thế thân hay tháo chạy được.

Ngày xưa, Đại sư Trí Giả nghe nói có bộ Kinh như thế nên đã hướng về Ấn Độ vọng bái, lễ lạy trong suốt 18 năm, dùng tâm chí thành khẩn thiết trong 18 năm để cầu nguyện cho bộ kinh này được truyền đến Trung Hoa. Các bậc Cao tăng đại đức ngày xưa bao gồm cả những bậc Cao tăng trí tuệ không ai là không tán thán Kinh Lăng Nghiêm. Vậy nên, mọi người thường nói rằng “kinh Lăng nghiêm còn thì Phật Pháp còn, kinh Lăng nghiêm diệt thì Phật Pháp cũng diệt theo”.

5. Cách trì tụng kinh Lăng Nghiêm

Cách trì tụng kinh Lăng Nghiêm

Cách trì tụng kinh Lăng Nghiêm

● Kinh Lăng Nghiêm sẽ không phát huy tác dụng nếu người trì tụng không nghiêm trì giới luật. Trước hết cần phải nghiêm khắc giữ giới luật như không có lòng tật đố chướng ngại, không tham sân si thì việc trì tụng mới có cảm ứng, lợi ích lớn.

● Học chú thì trước tiên phải chánh tâm, thành ý. Tâm không chính thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học chú mới có cảm hứng. Chánh tâm cũng chưa đủ mà cần phải có thành ý. Thành ở đây là phải tập trung, chuyên chú, không vì bất kỳ lý do nào mà cẩu thả, tắc trách.

● Chú Lăng Nghiêm là linh văn, mỗi câu đều có hiệu lực. Tụng chú vì mong muốn lợi ích thì không phải là chân chánh muốn trì tụng chú. Bởi tất cả những người tụng niệm với cái tâm trong sáng đều cảm nhận được công năng mạnh mẽ của thần chú này. Muốn trì tụng chú thì cần phải xem chú quan trọng như việc ăn cơm, đi ngủ hàng ngày.

● Người trì tụng cần phải cung kính chư thiên, các vị thần thậm chí là đối với các ác thần để thể hiện sự kính trọng, không chút khinh biệt.

● Cần giữ cho mình một cái tâm trong sạch. Nếu sâu bên trong bạn vẫn có những suy nghĩ xấu xa, tiêu cực, lòng vẫn oán hận thì không có một thần chú nào linh ứng. Muốn trì tụng chú thì bạn cần phải định tâm trước.

● Uy lực của thần chú Lăng Nghiêm vô cùng mạnh mẽ. Muốn trì tụng hiệu quả thì cần  có sự thành tâm trong từng suy nghĩ, hành động. Đồng thời, hiểu rõ mục đích của đạo Phật cùng tâm và trí trong sáng thì việc tụng niệm mới linh ứng.


Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh Lăng Nghiêm. Khi tụng niệm, hãy giữ cho mình một cái tâm trong sáng, không nên nóng vội thì mới có thể linh ứng, loại trừ tà ma, loại bỏ năng lượng tiêu cực.

Danh mục
Chat messenger