Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Đền ông Hoàng Mười

Chủ Nhật, 05/11/2023
Trần Xuân Bách

Ông Hoàng Mười là đức thánh linh thiêng nổi tiếng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu nên được người dân ngưỡng mộ, dựng đền thờ ở nhiều địa phương. Trong đó, đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An là điện thờ chính còn các nơi khác chỉ là phối thờ. Để tìm hiểu và biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng này, quý bạn đọc đừng bỏ qua nội dung chi tiết dưới đây của loiphong.vn

1. Đền ông Hoàng Mười ở đâu?

Nghệ An - mảnh đất miền Trung, là cái nôi nuôi dưỡng biết bao thế hệ anh hùng của dân tộc. Tại vị trí địa linh nhân kiệt ấy nổi tiếng với ngôi đền thờ ông Hoàng Mười. Đền ông Hoàng Mười thuộc địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 2km.

Đền ông Hoàng Mười chính ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Đền ông Hoàng Mười chính ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Trước mặt là đền dòng sông Lam tấp nập thuyền bè vào sông Cồn Mộc, phía sau là ba ngọn núi lớn là Kỳ Lân, Dũng Quyết và Phượng Hoàng. Sông núi trước sau hợp thành tạo nên thế đứng trùng phùng cho ngôi đền linh thiêng - đền thờ ông Hoàng Mười.

Để đi đến đền thờ ông Hoàng Mười bạn có thể lựa chọn xe máy, ô tô hoặc phương tiện công cộng. Nếu đi từ hướng công viên trung tâm thành phố Vinh bạn đi về đường Lê Duẩn, vào Nguyễn Du, vào Dũng Quyết/ĐT 542, vào đê sông Lam, rẽ phải vào Nico Thịnh Lợi là tới.

Theo ghi chép, đền ông Hoàng Mười được xây dựng vào năm 1694 từ thời Hậu Lê. Trải qua năm tháng, ngôi đền bị phá hủy nhiều lần. Năm 1995, đền được xây dựng lại, trở thành một trong những trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An và cả nước. Năm 2002, đền ông Hoàng Mười được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là Di tích Lịch sử, văn hóa.

2. Tìm hiểu về đền thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An

2.1. Sự tích về ông Hoàng Mười

Theo tích xưa, ông Hoàng Mười là một vị thần xuống nhân gian để giúp đời. Người dân Nghệ An còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện liên quan đến ông Hoàng Mười. Nhiều người còn truyền tai nhau, ông Hoàng Mười là quan lớn chốn Thiên Đình, thần tiên chống Đào Nguyên thấy nhân gian còn nhiều cơ cực nên ông đã giáng trần để giúp dân, giúp đời. Theo nhận định này, có khá nhiều dị bản khác nhau về cuộc đời của Ngài.

Sự tích về ông Hoàng Mười

Sự tích về ông Hoàng Mười

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt, ông Hoàng Mười chính là sự “thần thánh hóa” một nhân vật có thật trong đời sống, đó là người anh hùng có công với nhân dân.

Sử sách vùng Nghệ - Tình cho rằng, ông Hoàng Mười là con của vua Bát Hải Động Đình lịch kiếp thành một vị tướng tài dưới nhà Lê là Lê Khôi theo Lê Lợi dẹp tan giặc Minh. Bình định thiên hạ, nhân dân ấm no, Ngài quay về với thân phận theo lệnh của vua cha. Để tưởng nhớ công lao, người dân xứ Nghệ đã tôn ngài là “Đức thánh minh” và lập đền ông Hoàng Mười để đời sau tưởng nhớ.

Bên cạnh truyền thuyết đó thì còn có một tích truyện khác thuyết phục hơn về nhân vật được thờ phụng trong đền ông Hoàng Mười. Theo đó, thánh tích Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí - vị tướng tài giỏi thời Hậu Lê.

Nguyễn Xí là một võ tướng, chính trị gia nhiều lần giúp vua Lê Lợi đánh giặc Minh, phò tá qua bốn đời vua Lê. Ông còn là một công thần được mọi người kính nể, có công lớn trong việc giúp người dân giảm nghèo.

Trong một lần tướng quân Nguyễn Xí du thuyền trên sông khi đi tới đoạn chân núi Hồng Lĩnh thì bị nhấn chìm. Trong lúc nhân dân thương tiếc để tang ông thì bỗng thấy thi thể nổi trên mặt nước, mặt vẫn hồng hào, người thì nhẹ tựa lông hồng. Trên trời xuất hiện mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã cùng hàng ngàn thiên binh, thiên tướng đưa ông về trời. Người dân đã suy tôn ông Hoàng Mười và lập đền thờ tưởng nhớ.

Còn nếu dựa theo nhiều tài liệu khác thu thập được vị quan thờ trong đền ông Hoàng Mười là vị tướng họ Nguyễn, tự Duy Lạc, có tài thao lược, nhiều lần phò tá vua Lê, dẹp giặc.

Như vậy, dù là tích nào ở Nghệ An hay Hà Tĩnh thì Ngài là “Nhân thần hiển thánh” có nhiều công lao to lớn đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu dân cứu thế.

2.2. Lịch sử hình thành đền ông Hoàng Mười

Đền ông Hoàng Mười được xây dựng năm 1634, thế kỷ 17 dưới thời Lê Trung Hưng. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đền thờ ông Hoàng Mười xuống cấp nghiêm trọng. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, năm 1995 chính quyền địa phương đã cho tu sửa, tôn tạo lại ngôi đền. Đền ông Hoàng Mười tại Nghệ An vẫn còn nguyên khung nhà cũ - nét đẹp truyền thống vốn có.

Lịch sử hình thành đền ông Hoàng Mười

Lịch sử hình thành đền ông Hoàng Mười

Năm 2011, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương cùng sự đóng góp của nhân dân và các nhà hảo tâm, đền ông Hoàng Mười được phục dựng, khang trang hơn. Có thể bạn chưa biết, đền thờ ông Hoàng Mười được UNESCO Việt Nam vinh danh là ngôi đền chuẩn “Tam Tứ Phủ”. Đây chính là minh chứng rõ nhất cho giá trị cũng như công sức bảo vệ, phục dựng của nhân dân và chính quyền địa phương.

2.3. Giá trị văn hóa của đền ông Hoàng Mười

Đền ông Hoàng Mười ẩn chứa những giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc, là điểm đến linh thiêng, có vị trí quan trọng trong đạo thờ Mẫu. Đền thờ ông Hoàng Mười cũng là hiện diện của vị công thần có thật tại xứ Nghệ, vừa dẹp giặc vừa giúp nhân dân vượt qua khó khăn.

Tín ngưỡng thờ ông Hoàng Mười còn thể hiện ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, giáo dục ý thức cội nguồn, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Từ nét đẹp đạo lý đã cho thấy sự tôn sùng của bậc danh nhân, người anh hùng có nhiều công lao với đất nước.

Giá trị văn hóa tâm linh đền ông Hoàng Mười

Giá trị văn hóa tâm linh đền ông Hoàng Mười

Hàng năm, cứ mỗi dịp lễ tết, ngày rằm và đặc biệt là ngày 10/10 âm lịch hàng vạn du khách thập phương nô nức sắm lễ đến đền ông Hoàng Mười để dâng nén hương thơm tưởng nhớ tới vị thần “Hộ quốc tý dân”, cầu cho mưa thuận gió hòa, thái bình thịnh trị. Từng dòng người tấp nập đến đền ông Hoàng Mười trải dài tới tận sông Lam. Người thì thắp hương tỏ lòng thành kính, dâng lễ cầu mong gia đình hạnh phúc, ấm no người thì lại cầu mong tài lộc đôi khi dâng cả cờ quạt, sách bút để mong con cháu đỗ đạt thành tài.

Lễ hội đền ông Hoàng Mười được nhân dân địa phương giữ gìn, tiếp nối từ đời này qua đời khác, trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh không thể thiếu ngày nay. Đền thờ ông Hoàng Mười là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng và là chỗ dựa tinh thần của nhiều người dân trên cả nước.

3. Khám phá kiến trúc đền ông Hoàng Mười

Khám phá kiến trúc đền ông Hoàng Mười

Khám phá kiến trúc đền ông Hoàng Mười

Trải qua năm tháng lịch sử, bị hư hỏng và đền đã được phục dựng theo quy mô truyền thống gồm có tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô và lầu cậu. Tại đền có 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử cao.

Khu đền chính ông Hoàng Mười có ba tòa điện là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình mang kiến trúc của đền chùa thời nhà Nguyễn. Vật liệu xây dựng đều được làm từ gỗ, sơn son, chạm trổ công phu với các họa tiết như long, lân, quy, phượng,...

Từng họa tiết được chạm khắc công phu

Từng họa tiết được chạm khắc công phu

Tam quan nằm liên tiếp nhau và sâu vào bên trong. Du khách sẽ đi lần lượt từ Thượng điện đến Hạ điện. Quan sát từ bên ngoài, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh mái ngói được tạo hình rồng ở chóp - lỗi kiến trúc thường có ở những ngôi đền, chùa Việt Nam.

Ngoài thờ ông Hoàng Mười, nơi đây còn thờ các vị phúc thần như Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ - người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Nơi đây còn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Nơi đây còn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Đức thánh Hoàng Mười là nhân vật lịch sử quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt. Người dân thường đến để cầu nguyện những điều may mắn, tài lộc vào dịp đầu năm và đến trả lễ vào dịp cuối năm. Phía sau đền là gian nhà để du khách tự tay chuẩn bị, bày trí mâm lễ để dâng cúng.

Không gian phía sau đền là nơi để du khách sắp xếp, chuẩn bị mâm lễ

Không gian phía sau đền là nơi để du khách sắp xếp, chuẩn bị mâm lễ

4. Thời gian mở cửa và giá vé đền ông Hoàng Mười

Theo tìm hiểu của loiphong.vn, đền ông Hoàng Mười miễn phí vé vào cửa đối với tất cả mọi người. Vì là địa điểm linh thiêng về cầu tài, cầu lộc, du khách khi tới cũng cần nhớ mang theo tiền lẻ để sắm lễ dâng hương cũng như cúng dường hòm công đức.

Thời gian mở cửa và giá vé đền ông Hoàng Mười

Thời gian mở cửa và giá vé đền ông Hoàng Mười

Đền thờ ông Hoàng Mười mở cửa tất cả các ngày trong tuần vì thế bạn có thể đến bất cứ lúc nào để thăm quan, dâng hương nhưng cũng không vì thế mà đến quá muộn nhé. Du khách nên sắp xếp lịch trình ghé đến vào ngày lễ chính để được trải nghiệm nghi thức cúng bái, rước sắc bằng thuyền, hát chầu văn,...

5. Lưu ý khi tới đền ông Hoàng Mười

Để chuyến tham quan, dâng hương đền ông Hoàng Mười trọn vẹn và ý nghĩa thì bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:

Thời điểm đẹp nhất và phù hợp nhất để đến đền ông Hoàng Mười là Tết và các dịp mùng một, ngày rằm,...và đặc biệt là Lễ rước sắc (14 - 16/3 âm lịch), lễ tưởng nhớ thánh quan - lễ giáng sinh của Ngài (9 - 11/10 âm lịch).

Hãy nhớ đem theo hương quả và chuẩn bị văn khấn để dâng lên Ngài. Bạn có thể tham khảo để sắm vật phẩm đầy đủ nhất. Tứ Phủ gồm có lục cúng đó là hoa quả tươi, đèn, nến, trà, nhang thơm, cùng một số loại thức ăn hoặc lễ mặn như oản, thịt,...ưu tiên chọn màu vàng.

Lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp khi tới đền ông Hoàng Mười dâng hương

Lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp khi tới đền ông Hoàng Mười dâng hương

Vì là trốn linh thiêng bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp, ăn mặc lịch sự; nên dâng hương trước khi thăm quan. Phải giữ cho mình một ý thức và cách cư xử đúng mực, không nên làm hư hỏng các vật phẩm trong đền, giữ gìn vệ sinh chung. Nếu muốn quay video thì bạn cần phải liên hệ trước với ban quản lý. Hãy tuân thủ theo các quy định của đền ông Hoàng Mười.

Với các thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Gần 400 năm lịch sử, đền ông Hoàng Mười vẫn còn nguyên giá trị là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Nếu có dịp đến Nghệ An thì bạn đừng quên ghé địa danh tâm linh nổi tiếng này nhé!

Danh mục
Chat messenger