Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Cây kim ngân

Thứ Hai, 06/11/2023
Trần Xuân Bách

Không chỉ mang đến nhiều điều tốt lành, may mắn và ý nghĩa phong thủy với gia chủ mà cây kim ngân còn có tác dụng lọc không khí, hấp thụ khí CO2,...mang đến không gian xanh mát. Vậy, cây kim ngân là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách chăm sóc như thế nào? Chi tiết sẽ được loiphong.vn cập nhật trong nội dung thông tin dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

1. Cây kim ngân là cây gì? Nguồn gốc và đặc điểm

Cây kim ngân có tên khoa học là Parachi Aquatica, có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ. Là một trong những loại cây phong thủy được nhiều người yêu thích, thường gắn liền với sự may mắn, mong cầu sự trù phú trong cuộc sống.

Cây kim ngân tượng trưng cho sự may mắn nên được nhiều người yêu thích

Cây kim ngân tượng trưng cho sự may mắn nên được nhiều người yêu thích

Cây kim ngân là loài cây ưa bóng râm, có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện môi trường thiếu sáng. Ở ngoài tự nhiên, cây sinh sống chủ yếu ở khu vực đầm lầy và có thể cao tới 20 mét.

Thân cây kim ngân có hình dạng xoắn ốc đặc trưng nên thường được biết tới với tên gọi như cây bím tóc, cây thắt bím. Thân cây rất dẻo dai, lá xòe tán rộng, xanh tốt quanh năm. Hoa kim ngân có màu kem, cánh hoa to, nở về đêm và có mùi thơm dịu nhẹ. Quả của cây kim ngân có hình quả trứng, đường kính khoảng 10cm, khi chín có màu vàng nâu. Khi quả khô nứt rụng thì có khoảng từ 10 - 20 hạt.

Cây kim ngân sống trong môi trường tự nhiên thường ra hoa từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Đối với cây kim ngân trồng làm cảnh hiện nay thì rất hiếm ra hoa. Tại Việt Nam, kim ngân được trồng chủ yếu ở khu vực vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng,...

2. Tác dụng của cây kim ngân

Cây kim ngân có nhiều tác dụng khác nhau, phải kể đến như:

2.1. Thanh lọc không khí

Có nhiều người vẫn nghĩ rằng không khí trong nhà rất sạch sẽ nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy, đôi khi vẫn có nhiều yếu tố gây hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Điển hình là các hợp chất như benzen, formaldehyde, carbon monoxide, xylene,...

Cây kim ngân hoạt động giống như một chiếc máy lọc không khí, hỗ trợ thanh lọc và loại bỏ các tạp chất gây hại với sức khỏe con người. Nhờ đó, không gian nhà bạn luôn trong lành, bảo vệ hệ hô hấp của bạn và các thành viên trong gia đình.

Cây kim ngân giúp thanh lọc không khí

Cây kim ngân giúp thanh lọc không khí

2.2. Hỗ trợ tản bức xạ

Việc tiếp xúc liên tục với bức xạ khiến cho cơ thể con người mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu hay stress. Và cây kim ngân sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề bức xạ nhanh chóng. Cây kim ngân không chỉ có tác dụng trang trí cho không gian sống mà còn giúp tản bức xạ từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, lò vi sóng,...Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm loại cây phong thủy dễ chăm sóc, mang tới nhiều lợi ích thì cây kim ngân là gợi ý bạn không nên bỏ qua.

2.3. Làm sạch nước trong bể cá

Như thông tin ở trên, kim ngân có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau ngay kể cả trong bể cá thủy sinh. Theo các chuyên gia, khi trồng kim ngân trong bể thủy sinh thì rễ cây sẽ loại bỏ nitrat ra khỏi nguồn nước, bảo vệ cá và động vật thủy sinh. Nitrat là hợp chất có hại khi xuất hiện trong nước với nồng độ cao.

2.4. Tác dụng chữa bệnh

Cây kim ngân còn được trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc. Vị thuốc đó là hoa và thân của cây kim ngân. Hoa của cây kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh giải biểu nhiệt, thanh thấp nhiệt. Sử dụng để trị các bệnh mụn nhọt, đinh độc, họt vú, nhọt trong ruột, dị ứng, mẩn ngứa. Ngoài ta còn có tác dụng trị ngoại cảm phong nhiệt, sốt nóng ở kỳ đầu, trị lỵ hoặc tiểu tiện ra máu, viêm amidan, đau mắt đỏ hay sưng đầu hầu họng.

Hoa của cây kim ngân hoa có tác dụng chữa bệnh

Hoa của cây kim ngân hoa có tác dụng chữa bệnh

Nước sắc hoa kim ngân có tác dụng tăng đường huyết, chống choáng phản vệ, ức chế nhiều vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, dịch hạch, bạch hầu hay liên cầu khuẩn tan máu,...

3. Ý nghĩa của cây kim ngân trong phong thủy

Cây kim ngân được biết đến là một trong những loại cây phong thủy mang tới nhiều may mắn, tiền tài cho gia chủ. Vậy nên, loại cây này được sử dụng làm cây cảnh trang trí tại công ty, văn phòng làm việc, nhà ở hay khách sạn, nhà hàng cao cấp.

Kim ngân có hình dáng vững chãi, thân cây xoắn vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Lá cây xum xuê, xanh quanh năm tượng trưng cho tài lộc thịnh vượng.

Với tên gọi kim ngân, trong tiếng Hán thì  “kim” có nghĩa là vàng, hiện kim còn “ngân” là ngân lượng, của cải. Kim và ngân đi chung với nhau càng bổ sung thêm ý nghĩa với ngụ ý tiền bạc dồi dào, ngày càng nhiều.

Ý nghĩa của cây kim ngân trong phong thủy

Ý nghĩa của cây kim ngân trong phong thủy

Khi trồng cây kim ngân trong chậu làm cảnh, số lượng cây trong chậu cũng mang ý nghĩa khác nhau về mặt phong thủy, cụ thể:

● Thế “thiên trụ”: Trồng 1 cây duy nhất trong chậu, thân cây phải to và mập mạp mang ý nghĩa vững vàng, kiên định.

● Thế “Phúc - Lộc - Thọ”: Trồng 3 cây trong chậu, thân các cây xoắn lại với nhau. Ở thế này, cây kim ngân mang ý nghĩa gắn kết bền chặt, ba cây vừa tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ vừa ngụ ý Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Chủ nhân khi làm việc gì cũng luôn có sự trợ giúp, thuận buồm xuôi gió.

● Thế “ngũ phúc”: Trồng 5 cây kim ngân ở trong chậu tạo thành thế “Ngũ phúc” tức là Phúc - Lộc - Thọ - An - Khang. Đây là thế biểu trưng cho sự hòa hợp, song hành và những điều tốt lành ở trong cuộc sống.

Cây kim ngân ở thế “Ngũ phúc”

Cây kim ngân ở thế “Ngũ phúc”

4. Cây kim ngân hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Lá cây kim ngân xòe 5 nhánh là biểu tượng cho sự cân bằng trong Ngũ hành là 5 yếu tố Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Cũng vì lẽ đó mà kim ngân không tương khắc với các mệnh ở trong phong thủy. Tuy nhiên, cần có sự kết hợp thì may mắn, tiền tài sẽ càng nhiều và phát triển. Cụ thể:

● Mệnh Thủy: Người mệnh Thủy nên lựa chọn chậu trồng cây kim ngân có màu đen hoặc trắng

● Mệnh Kim: Lựa chọn chậu màu vàng hoặc trắng để tăng thêm nguồn năng lượng tích cực.

● Mệnh Mộc: Lựa chọn loại chậu có màu đen hoặc xanh để bổ trợ tốt hơn cho bản mệnh.

● Mệnh Thổ: Lựa chọn các loại chậu màu Đỏ, Hồng, Vàng để mang tới nhiều ý nghĩa về phong thủy hơn.

● Mệnh Hỏa: Lựa chọn chậu có màu xanh, đỏ hoặc hồng vì các màu này hợp với bản mệnh, sẽ bổ trợ cho cây kim ngân để mang lại nhiều lợi ích.

Cây kim ngân hợp với tất cả các mệnh trong Ngũ hành

Cây kim ngân hợp với tất cả các mệnh trong Ngũ hành

Cây kim ngân hợp với hầu hết các tuổi, khắc phục được những nhược điểm về tính cách của người tuổi Tuất, Thân, Tý. Hầu hết, những người này đều rất chân thành, tốt bụng nên thường bị lợi dụng. Và cây kim ngân sẽ mang tới sự hài hòa, chỉ đường giúp cho họ đi đúng hướng trong công việc để gặt hái được nhiều thành công.

● Tuổi Tuất: Người tuổi Tuất rất thông minh, nhiệt tình, nhạy bén và hay giúp đỡ người khác. Cây kim ngân sẽ giúp họ củng cố vị thế, thuận buồm xuôi gió trong công việc.

● Tuổi Thân: Nam, nữ tuổi Thân rất nhanh nhẹn, khéo léo thông minh trong những việc liên quan đến tiền bạc. Họ cũng rất tự tin và có tinh thần cầu tiến. Khi sở hữu cây kim ngân sẽ giúp họ giữ gìn được tài sản và tài vận luôn vững vàng.

● Tuổi Tý: Người tuổi Tý luôn biết cách kiếm tiền, có ý thức tích góp nhưng lại thiếu sự nhanh nhạy trong đầu tư. Và cây kim ngân sẽ mang đến cho họ vận may cùng nhiều cơ hội tốt.

5. Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây kim ngân

5.1. Cách trồng cây kim ngân

● Đất trồng: Ưu tiên sử dụng loại đất trồng có chứa nhiều dinh dưỡng, đất tơi xốp trộn cùng với mùn gỗ ủ hoai mục. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng đất TS2 có chứa thành phần kích rễ giúp cho cây hút nước và chất dinh dưỡng tốt hơn.

● Phương pháp trồng: Cây kim ngân có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Thời gian giâm cành tốt nhất là vào mùa hè.

● Kỹ thuật trồng: Đầu tiên, bạn rải 1 ít sỏi vào đáy chậu để thoát nước tốt hơn rồi mới cho 1/2  đất vào chậu. Tiếp đó, cho cây kim ngân vào chậu và phần đất còn lại, ấn chặt để cây đứng thẳng. Hãy tưới đẫm nước cho cây và đặt ở dưới bóng mát. Khi cây ra rễ thì bạn mới chuyển tới khu vực có ánh nắng phù hợp.

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

Kỹ thuật trồng cây kim ngân

5.2. Cách chăm sóc cây kim ngân

Chăm sóc cây kim ngân không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

● Tưới nước: Bạn không nên tưới nước quá nhiều cho cây kim ngân. Nếu như để trong nhà thì tưới nước 1 lần/tuần theo kiểu phun sương. Trường hợp trồng cây ngoài tự nhiên thì 10 ngày tưới 1 lần, tưới kiểu ngập gốc.

● Dinh dưỡng: Bón phân NPK cho cây kim ngân. Không nên bón trực tiếp vào gốc mà bạn hãy hòa phân với nước rồi tưới quanh gốc. Duy trì bón phân cho cây liên tục, 1-2 tháng/lần.

● Nhiệt độ: Cây kim ngân tự nhiên sống tốt trong môi trường có nhiệt độ từ 10-40 độ C còn cây trồng trong nhà nhiệt độ thích hợp từ 15-25 độ C. Kim ngân rất dễ bị sốc nhiệt khi di chuyển từ nơi nóng quá sang nơi lạnh và ngược lại. Bởi vậy, khi muốn chuyển cây sang môi trường khác thì bạn hãy đặt cây ở phòng bình thường để cây quen nhiệt độ rồi mới chuyển tới môi trường khác.

Chú ý tới nhiệt độ khi chăm sóc cây kim ngân

Chú ý tới nhiệt độ khi chăm sóc cây kim ngân

● Ánh sáng: Kim ngân không cần phơi nắng quá gắt nên bạn hãy để cây ở nơi có ánh sáng vừa phải.

Với các thông tin trên đây về cây kim ngân, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cây kim ngân có mức giá khác nhau, dao động từ 150.000 -  350.000 đồng. Hãy lựa chọn cho mình một cây kim ngân để không gian làm việc, nhà ở của bạn xanh hơn và tặng vượng khí, tài lộc, sự may mắn.

Danh mục
Chat messenger